“Bóng đè” – tên một tác phẩm văn học của Đỗ Hoàng Diệu đã trở thành đề tài tranh cãi trong dư luận. Xét ở khía cạnh tích cực có thể nói cuộc tranh cãi là một hoạt động thú vị trong đời sống văn chương vốn rất bình lặng và tẻ nhạt như hiện nay.
Vụ lùm xùm giữa diễn viên Dustin Nguyễn và NSX News Arena, CGVtưởng chừng chỉ liên quan đến việcvề tranh chấp lao động, mối quan hệ giữa nghệ sĩ diễn viên với nhà sản xuấttrong thế giới điện ảnh và showbiz. Thế nhưng vô tình trở thànhngòi nổ cho một cuộc tranh cãi sôi nổi trong giới văn chương về việc nên hay không nên đặt tên tác phẩm trùng tên với tác phẩm của người đi trước?
Vào tuần trước vợ chồng diễn viên Dustin Nguyễn – Bebe Phạm bất ngờ tổ chức một cuộc họp báo để lên tiếng tố cáo NSX News Arena và CGV đã đơn phương chấm dứt thỏa thuận bằng cách “cắt vai” anh ra khỏi bộ phim của đạo diễn Lê Văn Kiệt mà theo anh là không có lý rõ ràng.
Bức xúc của Dustin Nguyễn đã "tạo điều kiện" cho một cuộc tranh luận chữ nghĩatrong giới văn chương
Để phản bác lại quan điểm của Dustin Nguyễn NSX New Arena phát đi một thông cáo báo chí nêu một số lý do mà đơn vị này tiếp tục hợp tác với diễn viên này. Thông cáo báo chí của NSX đã vô tình tiết lộ bộ phim sắp bấm máy có tên là Bóng đè… và câu cuộc tranh cãi khác đã nổ ra.
Người đầu tiên lên tiếng phản đối cái tên phim Bóng đè là nhà văn Đỗ Hoàng Diệu, bởi chính chị là tác giả của tập truyện nổi tiếng có tên Bóng đè nhưng bộ phim chẳng hề dính dáng gì đến tác phẩm của nhà văn này.
Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu ra mắt bạn đọc vàonăm 2005, ngay lập tức Bóng đè gây tiếng vang trên văn đàn Việt Nam bởi cáccách viết trần trụitáo bạo của tác giả về đề tàisex – một đề tài vốn được cho là rất nhạy cảm trong thời gian đó. Bóng đètạo ra rất nhiều cuộc tranh luận, kèm theo hàng loạt ý kiến khen chê trong dư luận báo chí... Nhưng chínhnhờcuộc tranh luận mổ xẻ nhiều góc cạnh của tập truyện nênBóng đè đã trở thành một hiện tượng văn chương thời bấy giờ, theo đó Bóng đè củaĐỗ Hoàng Diệu cũng trở thành một cái tên rất nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam và hải ngoại.
Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu -Ảnh: FBNV
Theo quan điểm của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu, NSX không nên đặt tên bộ phim mới của họ là Bóng đè: “Rõ ràng chỉ nghe tênBóng đèthôi, nhiều người đã nghĩ ngay, liên tưởng ngay đến truyện của tôi. Họ mặc định phimBóng đèchắc chắn chuyển thể từ truyệnBóng đè. Dù không muốn cũng phải nhìn nhận, tranh cãi thế nào, hay dở thế nào, thực tếBóng đèđã là thương hiệu của Đỗ Hoàng Diệu, như rau má với Thanh Hóa, như cốm với làng Vòng, như thịt chó với Nhật Tân, như nước mắm với Phú Quốc, nhưTướng về hưuvới Nguyễn Huy Thiệp, nhưCánh đồng bất tậnvới Nguyễn Ngọc Tư, nhưEm ơi Hà Nội Phốvới Phú Quang… Như hàng ngàn thương hiệu lớn nhỏ xấu tốt trên thế giới này”, Đỗ Hoàng Diệu nói.
Ý kiến của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà văn nhà thơ,bạn đọc, nhưng cũng có nhiều ý kiến ngược lại cho rằng yêu cầu của Đỗ Hoàng Diệu là “không hợp lý” bởi theo Luật Sở hữu trí hiện hành của Việt Nam khôngkhoản nào quy định bảo hộ “độc quyền tên tác phẩm”, luật chỉ bảo hộ tác phẩm và nội dung trong tác phẩm mà thôi.
Các ý kiến khác còn cho rằng hiện tượng trùng tên trong tác phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh là điều rất bình thường. Dù Bóng đè là tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Đỗ Hoàng Diệu nhưng “Bóng đè” không phải là cái tên duy nhất và độc quyền của nhà văn này, trước Đỗ Hoàng Diệu nhà văn Tô Hoài (1920 -2006) đã viết truyện ngắn có tên là Bóng đè in trong tập truyện Giăng thềxuất bản lần đầu vào năm 1941 (NXB Văn học tái bản 2019).
Bóng đè của nhà văn nổi tiếng Tô Hoài in trong tập Giăng thề
Ở chiều ngược lại Hồ Anh Thái, cho rằng NSX không nên đặt tên phim là Bóng đè bởi: “Thứ nhất nó trùng tên với một tác phẩm đi trước đã được bảo hộ bản quyền (Thậm chí tôi từng đề nghị bảo hộ tác phẩm là bảo hộ cả tên tác phẩm). Thứ hai lặp lại người khác là thứ rất kỵ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật".
"Tên tác phẩm cũng như bản thân tác phẩm, phải luôn là đầu tiên, thứ nhất, duy nhất. Khi đặt tên tác phẩm, tôi luôn lưu ý đặt cái tên vừa phù hợp với nội dung vừa độc đáo, khó ai đặt lại được. Ví dụ:Người và xe chạy dưới ánh trăng, Trong sương hồng hiện ra, Dấu về gió xóa, Bốn lối vào nhà cười, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, SBC là săn bắt chuột...
Giả sử có người nào lấy đúng cái tên ấy, hoặc gần giống như thế mà đặt cho tác phẩm của họ, thì sẽ bị nhận ra và gây ra tiếng cười không nhỏ. Vì sao? Vì cái đáng hổ thẹn nhất đối với một người làm văn chương nghệ thuật là lặp lại người khác. Lặp lại chính mình cũng vậy, cũng khiến người tử tế phải hổ thẹn", nhà văn Hồ Anh Thái nói.
Chưa rõ bộ phim Bóng đè của NSX New Arena có nội dung như thế nào, nhưng xem chừng riêng cái tên phim cũng đủ để cho những cuộc tranh luận tiếp diễn không có điểm dừng. Nhưng xét ở khía cạnh tích cực, có thể nói cuộc tranh luận là một hoạt động thú vị trong đời sống văn chương vốn rất bình lặng và tẻ nhạt như hiện nay.
Trong văn học nghệ thuật thuật có thể thấy việc trùng tên tác phẩm là khá phổ biến, nhưng điều đó không hề ảnh tiêu cực gì đến tác phẩm của người đi trước. Nhiều trường hợp có 3 tác phẩm có cùng một tên nhưng vẫn nổi tiếng theo một cách rất riêng. Ví dụ nhà thơ Tế Hanh sáng tác bài thơ Quê hương năm 1939, đến năm 1960 nhà thơ Giang Nam cũng viết một bài thơ có Quê hương. Vào năm năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ xuất hiện bài thơ có tên “Bài học đầu cho con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, đến năm 1990 nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thành bài hát có tên “Quê hương”. Bài hát với phần từ thơ đã chiếm cảm tình của ngươi nghe và trở thành nhạc phẩm nổi tiếng về quê hương đất nước.
Ở lĩnh vực âm nhạc, việc trùng tên những tác phẩm nổi tiếng cũng không phải là điều quá hiếm. Ví dụ bản nhạc nổi tiếng có tênTình ca của cố nhạc sĩ Phạm Duy (1921 – 2013) sáng tác từ năm 1952 nhưng 5 năm sau đó (1957) còn xuất hiện một bài hát có tên Tình ca của cố nhạc sĩ Hoàng Việt (1928 – 1967) bài hát cũng rất nổi tiếng nhiều thế hệ ngườiViệt Namyêu mến.
Ngoài ra trong âm nhạc còn nhiều trường hợp trùng tên khác như bài hátMột mình rất nổi tiếng của cố nhạc sĩ Thanh Tùng. Bài hát được ông sáng tác vào khoảng đầu những năm 1990. Một mình của Thanh Tùng nổi tiếng thu hút người nghe bởi giai điệuday dứt, thấm đượm cô đơn“cái tôi” của người nghệ sĩ trước sự ra đi của người vợ thân yêu. Nhưng trước Một mìnhcủa NS Thanh Tùng còn có Một mình khác, đóbản tình ca Một mình vang bóng một thời của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác từnăm 1965.Chưa dưng ở đó, vào những năm 2000 nhạc sĩ lớp “hậu bối” là Trần Tiến cũng có một bài hát mang tên Một mình, bài hát cũng nổi tiếng qua giọng ca của Trần Thu Hà cháu ruột của ông.
Ở lĩnh vực điện ảnh tên phim trùng với tên tác phẩm văn học cũng không phải quá hiếm. Ví dụ bộ phim Cha con và (sau này đổi tên làCha và con và...tên tiếng AnhBig Father, Small Father and Other StorieshaySaigon Sunny Days) kịch bản và đạo diễn Phan Đăng Di nhưng lại trùng tên với tiểu thuyết Cha con và… của nhà văn Nguyễn Khải(NXB Tác phẩm mới, 1979). Phim truyền hình thì cóNắng chiều(tên truyện ngắn của Nguyễn Khải),Đàn chim trởvề (tên truyện của Vũ Lê Mai).