Việc CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ sáu hôm 3.9 được báo New York Times ghi nhận Bình Nhưỡng gây sức ép với Trung Quốc.

Triều Tiên thử bom hạt nhân gây sức ép với ông Tập Cận Bình

Trần Trí | 04/09/2017, 13:24

Việc CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ sáu hôm 3.9 được báo New York Times ghi nhận Bình Nhưỡng gây sức ép với Trung Quốc.

Sáng nay 4.9 tại thành phố Hạ Môn, Chủ tịch Trung Quốc khai mạc cuộc gặp thượng đỉnh, gồm lãnh đạo 5 nền kinh tế đang nổi BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Nhưng theo New York Times, ông Kim Jong-un đã lên kế hoạch kỹ để những vụ thử hạt nhân và tên lửa đạt độ chính xác cao, nhằm làm Trung Quốc bị bẽ mặtđúng vào lúc ông Tập đón tiếp các lãnh đạo nước ngoài đến Hạ Môn hôm 3.9.

Sáng hôm đó, ông Kim Jong-un kích hoạt quả bom hạt nhân thứ sáu. Các vị thượng khách đã có mặt ở Hạ Môn lập tức hay tin quả bom nhiệt hạch có sức công phá 1.000 kiloton đã gây rung lắc nhà cửa ở Trung Quốc trong khoảng 8 giây, và làm sống lại nỗi lo sợ phóng xạ lây nhiễm ở vùng đông bắc Trung Quốc.

Bình Nhưỡng gây sức ép với Bắc Kinh, chọc tức ông Tập

Đấy không phải lần đầu tiên ông Kim Jong-un chọn một thời điểm khiêu khích để khoe khoang vũ khí của Triều Tiên.

Hồi tháng 5, ông Kim Jong-un phóng một quả tên lửa đạn đạochỉ vài giờ trước khi ông Tập phát biểu trước các lãnh đạo nước ngoài ở Bắc Kinh, để ông Tập giới thiệu dự án Một vành đai, một con đường trị giá hàng ngàn tỉ USD.

Các nhà phân tích nói việc Triều Tiên thử hạt nhân sát những sự kiện quan trọng của ông Tập không phải là sự ngẫu nhiên mà là cách thể hiện ông Kim Jong-un, lãnh đạo một nước nhỏ, vẫn có thể dè bỉu quyền lực và uy tín của nhà lãnh đạo một nước lớn.

Vài nhà phân tích nói: vụ thử quả bom nhiệt hạch hôm 3.9 là cách ông Kim Jong-un chọc tức ông Tập, chứ không phải nhắm vào Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Peter Hayes, chủ nhiệm Viện Nautilus (một tổ chức nghiên cứu chuyên về Triều Tiên) nói: “Kim biết Tập thực sự có quyền tác động đến những tính toán ở Washington. Ông ấy gây sức ép để Trung Quốc phải nói với Trump: Ông phải ngồi xuống nói chuyện với Jong-un.

Nhà nghiên cứu Hayes nói điều ông Kim Jong-un muốn là đối thoại Triều-Mỹ, và ông hy vọng nó sẽ dẫn đến một thỏa thuận là giảm quân Mỹ trú đóng ở Hàn Quốc, và Mỹ để yên cho ông theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Và trong tính toán của ông Kim Jong-un, Trung Quốc có tầm ảnh hưởng để dẫn đến cuộc đàm phán Triều-Mỹ.

‘Nếu bị vây, Triều Tiên có thể quay lưng đánh Trung Quốc’

Mối lo lớn nhất của lãnh đạo Trung Quốclà khả năng Triều Tiên “nếu bị vây, sẽ có hành động quân sự chống Trung Quốcvào lúc quan hệ Trung-Triều đang xuống rất thấp”, theo các nhà phân tích người Trung Quốc.

Một nỗi lo ngại lớn khác của Trung Quốc là nỗi sợ cư dân vùng đông bắc Trung Quốc bị nhiễm phóng xạ.

Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) chấn động từ vụ thử hạt nhân được cảm nhận rõ ở vùng đông bắc nước này. Cụ thể là ở thành phố Thường Xuân, nơi cách bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên khoảng 400 km về phía tây bắc.

Nhiều cư dân tỉnh Cát Lâm giáp Trung Quốc nói: họ cảm thấy nhà ở bị rung lắc mạnh. Ban đầu họ ngỡ do động đất. Mãi đến cuối ngày, CCTV mới cho họ hay Triều Tiên đã thử bom H.

Theo chuyên gia Thành Hiểu Hà của Đại học Nhân dân Bắc Kinh, dù Triều Tiên thường gây chuyện, lãnh đạo Trung Quốc vẫn giữ quan điểm một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân thì không gây nguy hiểm cho Trung Quốc.

Còn nếu chế độ Kim Jong-un sụp đổ thì bán đảo Triều Tiên thống nhất chịu sự kiểm soát của Mỹ và Hàn Quốc,Trung Quốc lo sợ hậu quả như thế, nếu như Bắc Kinh dùng đến “chiêu” gây sức ép kinh tế mạnh nhất: Đó là cắt nguồn cấp dầu thô để giúp duy trì nền kinh tế yếu kém của Bình Nhưỡng. ‘Chiêu’ này sẽ làm lung lay sự ổn định của chế độ Kim Jong-un.

Trung Quốc cung cấp hơn 80 % nguồn dầu thô cho Triều Tiên, và nếu ngưng cấp thì sẽ là biện pháp trừng phạt kinh tế tối thượng. Nhưng có những nghi ngại việc cắt nguồn cung dầu thô không thể làm tê liệt chính phủ Kim Jong-un.

Nhà nghiên cứu Hayes của Viện Nautilus nói: “Kinh tế khó khăn chỉ làm đời sống dân thường Triều Tiên thêm khổ, trong khi hiện đã không có lương thực đến chợ, và chỉ một số ít người có thể dùng xe đò để đi lại giữa các thành phố”.

Ông Hayes khẳng định: quân đội Triều Tiên có nhiều kho chứa dầu để sử dụng trong ít nhất một năm vào thời bìnhvà có thể hoạt động trong 1 tháng trước khi cạn dầu vào thời chiến.

Ông Tập khó khăn trong việcbuộc Kim Jong-un thay đổi hành vi

Trong khi vài nhà phân tích Trung Quốc nói Triều Tiên phải trả giá vì xem thường Bắc Kinh, họ lại không cho rằng vụ thử bom H ngày 3.9 sẽ khiến ông Tập thay đổi quyết tâm đứng ngoài vụ khủng hoảng.

Các nhà phân tích Trung Quốc nói: dù Triều Tiên khoe có bom H thu nhỏ, có thể gắn lên một quả tên lửa đạn đạo liên lục địathì ông Tập vẫn không ngán.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã “kịch liệt lên án’ vụ Triều Tiên thử bom H, đồng thời chỉ trích gay gắt Bình Nhưỡng phớt lờ sự phê phán của cộng đồng quốc tế.

Nga-Trung đã đề xuất một giải pháp chấm dứt khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên: Mỹ-Hàn ngưng tập trậnthì Triều Tiên sẽ ngưng phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân.

Nhưng lúc này, ông Tập đang bận việc trong nước: giữa tháng 10 tới sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, dự kiến ông Tập sẽ được trao thêm nhiệm kỳ 5 năm thứ hai.

Theo các nhà phân tích Trung Quốc, nước họ luôn cần sự yên tĩnh trongnước, trong thời gian trước thềm kỳ họp nói trên, nên Trung Quốc sẽ không làm gì trước ngày 19.10 tới (ngày khai mạc Đại hội Đảng).

Ngay cả Hoàn cầu thời báo vài tháng trước đã bình luận: Trung Quốc nên tính đến ‘chiêu’ ngưng cấp dầu thô cho Triều Tiên, nếu ông Kim Jong-un kích nổ quả bom hạt nhân thứ sáu.

Nhưng ngày 3.9, trước thềm Đại hội Đảng, tờ báo Trung Quốc đã sửa quan điểm: “Nguồn gốc vấn đề hạt nhân Triều Tiên là do bất ổn phát sinh từ những hoạt động quân sự của liên minh quân sự Mỹ-Hàn. Trung Quốc chớ nên có mặt ở tuyến đầu của tình hình phức tạp này”.

Vĩnh Thụy (theo New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên thử bom hạt nhân gây sức ép với ông Tập Cận Bình