Các công ty nước ngoài bị áp lực phải thay đổi cách bản đồ thể hiện biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ và các khu vực trên Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế.

Trung Quốc gây áp lực đòi H&M thay đổi bản đồ liên quan Biển Đông

A.T | 03/04/2021, 07:42

Các công ty nước ngoài bị áp lực phải thay đổi cách bản đồ thể hiện biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ và các khu vực trên Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế.

vietnam.jpg
Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi tại Hoàng Sa và Trường Sa

Các nhà quản lý Trung Quốc hôm 2.4 cho biết H&M đã đồng ý thay đổi bản đồ trực tuyến được cho là “có vấn đề" sau những chỉ trích của chính phủ, gây thêm áp lực lên nhà bán lẻ Thụy Điển. Động thái trên xuất hiện trong bối cảnh xung đột giữa Bắc Kinh với các chính phủ phương Tây về các chính sách của Trung Quốc ở khu vực Tân Cương dâng cao.

Trung Quốc đã đả kích H&M, Nike và các thương hiệu giày và quần áo khác vào tuần trước sau khi Mỹ, Liên minh Châu Âu, Anh và Canada áp đặt các biện pháp trừng phạt về du lịch và tài chính đối với các quan chức bị cáo buộc lạm quyền ở Tân Cương.

Thông báo hôm 2.4 của chính quyền thành phố Thượng Hải không đưa ra chi tiết, nhưng các hãng thời trang và các thương hiệu khác đã chịu áp lực phải thay đổi cách thể hiện Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình và các khu vực nhạy cảm khác được mô tả trên trang web. H&M đã không trả lời yêu cầu cung cấp thông tin.

Chính quyền Thượng Hải cho biết “người dùng Internet đã báo cáo với ban quản lý trang web của H&M rằng tồn tại một ‘bản đồ có vấn đề về Trung Quốc’ và Phòng Quy hoạch và Tài nguyên thành phố Thượng Hải đã yêu cầu nhanh chóng sửa chữa bản đồ này”.

Các nhà quản lý của H&M đã hứa “sửa lỗi càng sớm càng tốt” sau khi bị cơ quan quản lý Trung Quốc triệu tập, AP trích trên tài khoản mạng xã hội của chính quyền Thượng Hải.

Truyền thông chính thống Trung Quốc cũng chỉ trích Nike, Burberry, Adidas và Uniqlo vì các hãng này bày tỏ lo ngại về các báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương. Nhưng chỉ mỗi hàng hóa của H&M đã biến mất khỏi các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc còn sản phẩm của các thương hiệu khác vẫn còn.

Không rõ tại sao H&M lại bị đối xử khác biệt, nhưng mối quan hệ của Bắc Kinh với Thụy Điển đã trở nên căng thẳng kể từ năm 2005 sau khi một nhà xuất bản người Thụy Điển gốc Hoa biến mất ở Thái Lan và bất ngờ xuất hiện ở Trung Quốc.

Các công ty cũng bị áp lực phải thay đổi cách bản đồ thể hiện biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ và các khu vực trên Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế.

Trung Quốc thường sử dụng quyền tiếp cận thị trường tiêu dùng khổng lồ của mình làm đòn bẩy để gây áp lực buộc các thương hiệu phải có thái độ phù hợp với các quan điểm của Bắc Kinh.

Các hãng thường phải chấp nhận thái độ của Trung Quốc, nhưng riêng vụ Tân Cương lần này rất nhạy cảm. Các thương hiệu toàn cầu muốn tránh kích động sự trả đũa của Trung Quốc nhưng cũng phải đối mặt với áp lực ở nước ngoài để tránh xa các hành vi liên quan đến nhân quyền.

Trong một tuyên bố vào tuần này, H&M ca ngợi các nhà cung cấp Trung Quốc và cho biết họ đang "làm việc với các bước liên quan tiếp theo đến tìm nguồn cung ứng nguyên liệu" nhưng không đưa ra dấu hiệu nào về các bước khả thi có thể gây kích động Trung Quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc gây áp lực đòi H&M thay đổi bản đồ liên quan Biển Đông