Trang GB Times cho biết Trung Quốc đang chuẩn bị phóng tên lửa đẩy hạng nặng Trường Chinh-5, mang theo một vệ tinh viễn thông thử nghiệm, vào năm 2018.

Trung Quốc lên kế hoạch phóng tên lửa Trường Chinh-5

Cẩm Bình | 03/11/2017, 18:15

Trang GB Times cho biết Trung Quốc đang chuẩn bị phóng tên lửa đẩy hạng nặng Trường Chinh-5, mang theo một vệ tinh viễn thông thử nghiệm, vào năm 2018.

Phó giám đốc Tập đoàn Công nghệ và Khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) Dương Bảo Hoa ngày 2.11 cho biết Bắc Kinh sẽ phóng vệtinh Đông Phương Hồng-5 (DFH-5) lên vũ trụ vào năm 2018. Vì đây là vệ tinh cỡ lớn nên chỉ có tên lửa đẩy hạng nặng Trường Chinh-5 mới có thể thực hiện nhiệm vụ đưa vệ tinh này lên quỹ đạo cao của Trái Đất.

Trường Chinh-5 hiện là tên lửa đẩy lớn và uy lực nhất của Trung Quốc. Tên lửa 2 tầng này có đường kính 5 m, nặng 800 tấn, dự kiến sẽ được dùng cho các nhiệm vụ lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và kế hoạch xây trạm không gian ở quỹ đạo thấp của Trái Đất.

Tên lửa này đã được phóng thành công vào tháng 11.2016, nhưng trong lần phóng hôm 2.7.2017 thì lại thất bại. Vệ tinh Thực tiễn-18 mà Trường Chinh-5 mang theo vì vậy cũng bị thất lạc.

Vệ tinh Thực Tiễn-18 bị thất lạc sau lần phóng thất bại hồi tháng 7 - Ảnh: CCTV

Phó giám đốc Dương cho hay vệ tinh DFH-5 mà tên lửa mang theo máy tiếp sóng băng tần Q (30-50 GHz) và V (50- 75 GHz), vớitốc độ tải dữ liệu có thể đạt đến 300 Gbps.

CASC là cơ quan phụ trách chính chương trình không gian của Trung Quốc. Các viện trực thuộc CASC gồm Viện nghiên cứu công nghệ tên lửa đẩy (CALT) và Viện nghiên cứu công nghệ vũ trụ (CAST) sẽ chịu trách nhiệm thực hiện lần phóng năm 2018 này.

Thời gian cụ thể cho lần phóng Trường Chinh-5 thứ ba không được tiết lộ, nhưng theo GB Times, việc công bố này cho thấy Trung Quốc sẽ sớm đưa ra văn bản giải thích chính thức cho lần phóng thất bại hồitháng 7 vừa qua cũng như phác thảo của những kế hoạch mới cho tương lai.

Vụ phóng thất bại hồitháng 7 được cho là sẽ làm kế hoạch đưa tàu vũ trụ Hằng Nga-5 thăm dò Mặt Trăng vào cuối tháng 11 sẽ bị chậm trễ.

Kế hoạch đưa tàu thăm dò Hằng Nga-5 lên Mặt Trăng có thể bị chậm trễ - Ảnh: Tân Hoa Xã

Ông Dương cho biết theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020), Trung Quốc sẽ có 25 - 27 vệ tinh viễn thông cỡ trung và cỡ lớn hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh (độ cao 35.678 km), trong đó có 4 - 5 vệ tinh là vệ tinh có dung lượng truyền dẫn lớn (HTS).

Cẩm Bình (theo GB Times)
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
9 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc lên kế hoạch phóng tên lửa Trường Chinh-5