Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng ngay việc triển khai hệ thống phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) khỏi Hàn Quốc vì xem hệ thống này là một công cụ gián điệp nhắm vào quân đội của Trung Quốc chứ không phải để đề phòng sức mạnh của Triều Tiên.
Trung Quốc cho rằng hệ thống THAAD được lắp tại Hàn Quốc là để do thám sức mạnh quân sự của họ và phản đối hành động lắp đặt hệ thống này của Mỹ.
Theo các quan chức Mỹ, THAAD hiện đã khởi động một phần và sẽ được triển khai đầy đủ sức mạnh phòng thủ trong vài tháng tới.
Hiện Hàn Quốc đã có hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 hiện đại của Mỹ và Bắc Kinh lo ngại hệ thống radar mạnh của THAAD sẽ soi vượt qua khỏi biên giới Triều Tiên vào sâu trong lãnh thổ của họ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang kêu gọi "các bên liên quan ngay lập tức ngừng triển khai" THAAD và nói thêm Trung Quốc sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì lợi ích của chúng tôi".
"Trung Quốc luôn tin tưởng rằng việc sử dụng các phương tiện hòa bình thông qua đối thoại và tham vấn để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo là phương tiện duy nhất khả thi để giải giáp hạt nhân trên bán đảo (Triều Tiên) và duy trì hòa bình, ổn định ở đó", ông Geng nói thêm.
THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tiên tiến nhằm tấn công tên lửa ngay khi nó vừa chuẩn bị vào pha cuối để tiêu diệt mục tiêu. Khi được lắp đặt đầy đủ hệ thống sẽ gồm 6 xe phóng và có khả năng tiêu diệt cùng lúc 48 mục tiêu.
Hiện Mỹ có 6 hệ thống THAAD được triển khai ở nhiều nơi như Guam và Hawaii để phòng thủ trước các đòn tấn công bất ngờ có thể xảy ra.
Trung Quốc là đồng minh chính trị và đối tác kinh tế lớn của Triều Tiên, luôn bị Mỹ chỉ trích là hành động chưa đủ để ép Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Trước khi hệ thống THAAD được chính thức triển khai tại Hàn Quốc, Trung Quốc đã có nhiều hành động trả đũa nhắm vào Seoul nhưng trả đũanhắm vào các hãng du lịch,tẩy chay hàng hóa Hàn Quốc...
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang tăng cao trong bối cảnh Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiếp tục thử hạt nhân, tên lửa tầm xa bất chấp các nghị quyết của Liên Hợp Quốc nghiêm cấm không cho phép nước này thực hiện những hành động trên. Mỹ đáp lại cũng liên tục gia tăng sức ép lên Bình Nhưỡng bằng hàng loạt hành động như cử tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom đến để thị uy và dọa gia tăng trừng phạt hơn nữa.
Ái Vi (theo Independent)