Mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga là chiếc MiG 1.44, một dự án đã bị hủy bỏ hồi những năm 2.000 lại đang là mẫu máy bay để Trung Quốc "nhái" và tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của nước này J-20.

Trung Quốc “nhái” máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga?

Một Thế Giới | 30/11/2015, 15:30

Mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga là chiếc MiG 1.44, một dự án đã bị hủy bỏ hồi những năm 2.000 lại đang là mẫu máy bay để Trung Quốc "nhái" và tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của nước này J-20.

MiG 1.44 được nghiên cứu cùng thời gian với F-22 của Mỹ và thậm chí còn được lên kế hoạch để được biên chế vào lực lượng không quân Nga vào cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, dự án đã phải bị hủy vì lý do không có kinh phí nghiên cứu sau khi Liên Xô tan rã.
Mặc dù dự án chế tạo MiG 1.44 đã bị hủy bỏ ở Nga, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia của tạp chí Defence Aviation, nó vẫn gây được sự chú ý với Trung Quốc và có thể nước này đã dựa vào MiG 1.44 để phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của mình.
Defence Aviation cho rằng, chiến đấu cơ J-20 có những điểm tương đồng đến không ngờ với MiG 1.44 như cánh tam giác và đuôi hình chữ V, do đó, các kỹ sư Trung Quốc có thể đã chế tạo J-20 với "ý tưởng" từ thiết kế của MiG 1.44.
Trung Quoc, Nga, may bay chien dau the he 5, quan su, vu khi
J-20 có rất nhiều điểm tương đồng với nguyên mẫu máy bay tiêm kích MiG-1.44 
Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là J-20 được tập trung vào phát triển khả năng tàng hình giống các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ, trong khi Nga thiết kế MiG 1.44 là để không chiến và có khả năng thao diễn linh hoạt.
Việc J-20 có thiết kế khá giống MiG 1.44 đã được các chuyên gia quân sự chú ý từ lâu. Tuy nhiên nếu J-20 thật sự "nhái" máy bay chiến đấu của Nga thì nó cũng sẽ mang các điểm yếu của MiG 1.44, trong đó có cả thiết kế kém khí động học.
Tổng biên tập của tạp chí Arms Export, Andrei Frolov nhận định rằng, Trung Quốc vẫn chưa đạt được các công nghệ cần thiết để chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 do để chế tạo một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, người trung quốc cần phải có một động cơ cực mạnh và đáng tin cậy, cùng hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ.
Theo ông Frolov, hợp đồng mua 24 máy bay tiêm kích Su-35 của Nga gần đây chỉ là cái cớ của Trung Quốc để nước này có thể tiếp cận được với động cơ AL-41F1 và tiếp tục hoàn thiện động cơ nội địa xứng tầm với máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Thiên Hà (theo Sputnik News)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc “nhái” máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga?