Để đáp ứng thị hiếu chơi đồ cổ của giới có tiền trong nước, Trung Quốc lại rộ nạn trộm mộ để ‘hôi’ cổ vật, theo báo New York Times ngày 15.7.

Trung Quốc rộ nạn trộm mộ cổ để ‘hôi’ cổ vật

Trần Trí | 16/07/2017, 22:07

Để đáp ứng thị hiếu chơi đồ cổ của giới có tiền trong nước, Trung Quốc lại rộ nạn trộm mộ để ‘hôi’ cổ vật, theo báo New York Times ngày 15.7.

Với việc một số cổ vật có giá hàng chục triệu USD, những kẻtrộm mộ nghiệp dư và nhà nghề ở Trung Quốc muốn “giàu nhanh” đã tấn công vào các vùng quê nước này.

Rất khó có số liệu chính xác, nhưng những vụ "hôi"đồ cổ đem bán lại đã gây hậu quả phá nát nhiều địa điểm di sản văn hóa Trung Hoa. Năm 2016, Cục Di sản Văn hóa Trung Quốc báo cáo 103 vụ trộm mộ và trộm di sản văn hóa.

Các chuyên gia tin rằng còn nhiều vụ hôi của khác không bị phát hiện. Họ nói cứ 10 ngôi mộ cổ ở Trung Quốc thì 8 ngôi bị đục khoét. Các tỉnh giàu di sản văn hóa triều đình Trung Hoa như Hồ Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây bị trộm mộ cổ nặng nhất.

Ni Fangliu, tác giả nhiều đầu sách về nạn cướp mộ cổ, nói: “Hồ Nam hầu như chẳng còn gì, vì bị trộm gần hết”.

Theo tờ báo Mỹ, Trung Quốc thời Chủ tịch Tập Cận Bình đang ngày càng tăng khát vọng trở về nguồn cội văn hóa.

Chính phủ nắm quyền sở hữu tất cả các ngôi mộ cổ và di sản văn hóa ngầm dưới đất, đang phải chống nạn trộm mộ cổ thông qua luật, tăng cường kiểm soát và thưởng tiền cho người trả lại di sản.

Nhưng các quan chức nói vấn đềnày quá lớn, ngày càng trở nên không thể ngăn chặn. Zhou Kuiying, phó cục trưởng cơ quan bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thiểm Tây, nói: “Cứ y như ma túy ở Mỹ đó. Dù chính quyền cấm trộm mộ cổ, vẫn có nhiều người cướp”.

Cỗ xe ngựa của một quan lại được chôn theo ông được tìm thấy ỏ tỉnh Hồ Nam

Trộm mộ cổ săn cổ vật đã trở thành ‘dịch’

Từ hơn 3.000 năm qua, triều đình và quan lại Trung Hoa tuân thủ nghi thức an táng rất cầu kỳ, gồm chôn theo đồ vật để người chết dùng ở kiếp sau.

Tùy theo thời và phẩm trật của người chết, vật chôn theo có thể là đĩa ngọc, chậu đồng, hộp sơn mài cho đến những tượng bằng sứ.

Nạn trộm mộ ở Trung Quốc đã có lịch sử từ rất lâu. Hồi thế kỷ 2 trước Công nguyên, nạn cướp mộ tràn lan đến độ sách cổ Lã Thị Xuân Thu (do Lã Bất Vi chủ trì biên soạn năm 239 trước Công nguyên) khuyên nên chôn đồ vật rẻ tiền để ngăn chặn bọn hôi của.

Ngay cả Lăng mộ Tần Thủy Hoàng có đạo quân đất sét nổi tiếng “canh giữ” cũng được đồn thổi có nhiều bẫy để chặn bọn đào mộ.

Nhưng mãi hàng trăm năm sau, khi Trung Quốc mở cửa thời hậu Mao Trạch Đông trong những năm 1980, nạn trộm mộ cổ trở thành “dịch”.

Những ngườinông dân một thời chăm sóc lăng mộ tổ tiên bắt đầu bỏ quê lên tỉnh. Nhiều khu vực rộng lớn được qui hoạch, trở thành tuyến xe điện ngầm, chúng cư, đường cao tốc. Các công trình xây dựng tăng gấp đôi và vô số mộ cổ cùng di vật lịch sử lộ diện.

Cùng lúc, dân Trung Quốc tăng thu nhập, bắt đầu thích đồ cổ, sản sinhmột giớisưu tập mới, cạnh tranh cả về tri thức, niềm đam mê lẫn khả năng mua sắm với những nhà sưu tập đồ cổ Trung Quốc ở phương tây.

Khi thị trường đồ cổ Trung Quốc bùng nổ, số vụ làm đồ giả cổ cũng bùng nổ theo. Tình trạngđồ giả cổtràn lan, khiến vài nhà sưu tập bắt đầu lặng lẽ tìm đồ cổ “hôi” để tránh mua phải đồ cổ giả.

Đối với bọn trộm mộ, sức hút rất rõ ràng. Cây bút Ni nói: “Một món bằng đồng đẹp thời nhà Đường hoặc nhà Hán có thể mua được một ngôinhà bề thế”.

Nhưng đời người đào mộ cổ không hề hạnh phúc. Tại Trung Quốc,đa phần người trộm mộ cổ là dân lao động nhập cư và nông dân.

Một ngày của tháng 11.2016, Yang Mingzhen được báo nhân công xây dựng trên đất nhà ông phát hiện một ngôi mộ cổ. Đêm đó, Yang cùng cha và chú túc trực bên ngôi mộ tại một cánh đồng ngoài cổng làng Baoling (tỉnh Thiểm Tây).

Sáng ra, một nhân công phát hiện xác của Yang cùngcha vàchú của anh. Có lẽ khi đêm xuống, ngôi mộ xưa hàng trăm năm bị sụp, chôn sống cả 3 người.

Dân làng bị sốc. Ông Yang Yuansheng, 62 tuổi, nói Yang chưa bao giờ dám ăn cắp củ cà rốt của hàng xóm, thì sao anh ta lại dám đánh mất uy tín bằng cách cướp mộ cổ?

Yang chỉ là dân đào mộ nghiệp dư, phương tiện "làm ăn” thô sơ. Những người khác thì tham gia các mạng lưới buôn lậu nhà nghề, có đủ “đồ chơi” kỹ thuật cao và nhờ đến cả các thầy phong thủy.

Việc của người đào mộ cổ thì bẩn và nguy hiểm: Phải đào đất vào những hầm nhỏ, cài chất nổ, hít mùi hôi và phải tránh bị phát hiện.

Khi hoàn thành công việc, món đồ cổ thường được chuyền tay qua những "cò"trung gian xuyên biên giới, bọn buôn lậu và “con buôn” trước khi chúng được triển lãm trước các nhà sưu tập giàu có và bảo tàng ở Trung Quốc và nước ngoài.

Một ngôi mộ cổ đã bị hôi của ở tỉnh Hồ Nam

"Dân gian hóa"nạn trộm mộ cổ

Sự trỗi dậy của bọn trộm mộ cổ nghiệp dư khiến các quan chức nhức đầu, trong lúc họ lo ngăn chặn nạn dịch này.

Sau khi nạn này lên đỉnh điểm hồi đầu những năm 2000, các quan chức nói những vụ trộm mộ cổ ở những địa danh di sản lớn đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Nhưng mặt trái của một quốc gia tự hào có nền văn minh hơn 5.000 tuổi là các di sản văn hóa ở khắp nơi, không thể nào bảo vệ được.

Năm 2015, công an Trung Quốc báo cáo thành tích "phá được vụ buôn lậu đồ cổ lớn nhất"kể từ năm 1949, bắt 175 người ở 6 tỉnh vì tội trộm và buôn lậu số cổ vật trị giá ước tính 80 triệu USD.

Wang Jinqing, lãnh đạo cục bảo tồn di sản văn hóa tỉnh ThiểmTây, nói: “Đấy là cuộc chiến không nghỉ giữa chúng tôi với bọn tội phạm. Có nhiều mộ nhỏ mà chúng tôi không biết, không thể bảo vệ được tất cả”.

Dù vậy, nạn cướp mộ cổ vẫn trở thành “hiện tượng văn hóa dân gian”.Trên mạng có loạt truyện hư cấu Ký sự của bọn cướp mộ của Nanpai Sanshu, kể những cuộc phiêu lưu của một thanh niên, có sức hút lớn từ khi loạt truyện xuất hiện lần đầu năm 2006.

Từ đó, nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh cũng đề cập nạn cướp mộ cổ, như phim Ký sựcủa bộ lạc ma của đạo diễn Lu Chuan.

Lu nói dân Trung Quốc mê mẩn với nạn cướp mộ, vì đấy là do sự tò mò tự nhiên về thế giới siêu nhiên, hư cấu.Ông đã gặp các tay cướp mộ để có tư liệu làm phim, và họ kể cho ông nghe những kỹ thuật hôi của. Nhưng Lu tránh đưa cảnh đào mộ cổ lên phim: “Những người đó đâu phải anh hùng, và cũng chẳng lãng mạn gì cả”.

Một số quan chức và nhà bảo tồn văn hóa Trung Quốc nói: Việc “dân gian hóa” nạn cướp mộ cổ đã xúi giục bọn trộm nghiệp dư “nhúng ngón chân” vào hoạt động mua bán đồ cổ.

Ví dụ một vụ năm 2015: tay hôi của có họ Luan khai với công an rằng anh ta cùng đồng bọn tính cướp một ngôi mộ ở tỉnh Chiết Giang, sau đó chúng bàn ý tưởng này trên trang web của một nhóm fan hâm mộ phim Ký sự của bọn trộm mộ.

Mộ cổ bị "hôi"là "mỏ vàng" của nhà khảo cổ

Bất chấp tất cả những vụ hôi của và phá hoại di sản, một số người nói trong cái họa cũng có cái may.Đối với những mộ chưa bị mở, các quan chức văn hóa Trung Quốc thường có quan điểm bảo thủ là bảo vệ thay vì đào lên.

Kết quả là các mộ cổ bị bọn cướp mộ đào mở lại là “mỏ vàng” cho các nhà khảo cổ. Nhiều phát hiện khảo cổ học lớn của Trung Quốc là từ các mộ cổ bị cướp, theo giáo sư khảo cổ học Wang Genfu ở đại học Nam Kinh.

Nhưng ông nói tình trạng của các mộ bị hôi của thường rất tệ, nên các nhà khảo cổ vẫn mất nhiều thông tin có giá trị lịch sử.

Khi bọn trộm mộ cổ quay ra chú ý nhiều mộ chưa bị "khui"ở phía bắc và phía tây Trung Quốc, các chuyên gia nói cần có thêm những hành động bảo vệ các mộ này.

Nhưng họ nói giải quyết đầy đủ nạn đào mộ cổ sẽ cần tới người ở đầu cuối của dây chuyền "hôi đồ cổ": Các nhà sưu tập.

Donna Yates, nhà khảo cổ ở Trung tâm nghiên cứu tội phạm và công lý thuộc đại học Glasgow (Scotland) nói: “Chẳng ai liều mạng hôi đồ cổ từ một ngôi mộ, nếu không có thị trường cho chúng. Không có nhu cầu thì làm gì có nạn hôi đồ cổ.

Bích Ngọc (theo New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc rộ nạn trộm mộ cổ để ‘hôi’ cổ vật