‘Mê cung ngầm Helsinski’ là cách gọi một thành phố ngầm dưới thủ đô của Phần Lan, để người dân lánh xuống làm nơi trú ẩn vào lúc Nga tập trận ‘khủng’ Zapad 2017, theo báo Wall Street Journal.

Nga tập trận, dân thủ đô Phần Lan lánh xuống ‘mê cung ngầm’

Trần Trí | 16/07/2017, 10:29

‘Mê cung ngầm Helsinski’ là cách gọi một thành phố ngầm dưới thủ đô của Phần Lan, để người dân lánh xuống làm nơi trú ẩn vào lúc Nga tập trận ‘khủng’ Zapad 2017, theo báo Wall Street Journal.

Thành phố ngầm này đã được xây từ lâu, nhưng nay, người Phần Lan tăng cường chuẩn bị, vì Nga đã sẵn sàng tiến hành Zapad 2017 vào tháng 9 tới.

Zapad là cuộc tập trận lớn nhất của Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnhdiễn ra ở vùng biên giới Phần Lan, vào lúc NATO tăng cường hiện diện ở vùng biển Baltic, gần Vịnh Phần Lan.

Zapad 2017 có khoảng 100.000 quân Nga và Belarus tham gia, với kịch bản “tập phát hiện, ngăn chặn, đưa vào mục tiêu theo dõi-tiêu diệt quân đồng minh bằng máy bay không người lái, pháo hiện đại”.

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Belarus, Tổng tham mưu trưởng quân đội Belarus, Thượng tướng Oleg Belokonev nói trong cuộc họp báo 14.7: công tác chuẩn bị Zapad đã đi vào giai đoạn cuối.

Chiến tranh địa đạo dồn địch vào địa hình xa lạ

Khi hàng ngàn quân Nga tập trung đông ở vùng biên giới để tập trận, người Phần Lan lo ngại nó có thể là “hỏa mù” cho những động thái quân sự xâm lăng.

Jarno Limnell, một chuyên gia Phần Lan về khoa học quân sự và an ninh mạng, nói: “Thay vì chứng kiến chuyện gì sẽ xảy ra ở cuộc tập trận này, chúng tôi quan tâm hơn vào những điều sẽ xảy ra sau đó, và để bảo đảm binh lính Nga thực sự đã rời khỏi vùng biên giới”.

Phần Lan từng có cuộc chiến tranh 3 tháng với Liên Xô hồi mùa đông 1939-1940. Lúc đó thời tiết rất lạnh, từng nhóm nhỏ lính Phần Lan mặc quân phục ngụy trang mùa đông tìm cách đến gần lính Hồng quân Liên Xôtrong rừng. Phần Lan mất 10% lãnh thổ vào tay đối phương nhưng bảo vệ được chủ quyền.

Một đơn vị quân Phần Lan năm 1940

Đa phần kế hoạch phòng thủ của Phần Lan được định hình từ trải nghiệm đó: chú trọng sự sống sót và buộc địch lọt vào địa hình không quen thuộc, dù sau Chiến tranh Lạnh, địa hình xa lạ là “mê cung ngầm Helsinski”.

Mạng lưới ngầm này được cải tạo liên tục nhằm phòng thủ, với cửa sập chặn các hướng vào, các hành lang cho phép một tiểu đoàn kiểm soát các địa đạo có thể kiềm chế địch xâm nhập. Một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Phần Lan nói: “Binh lính đảm bảo chúng tôi sẽ có lợi thế ở các tuyến địa đạo, nếu có người đến đòi đánh chúng tôi”.

Hồi tháng 3, Phần Lan tiến hành một cuộc diễn tập quân sựtheo một kịch bản rất đời thật: một lực lượng quân nước ngoài chiếm các trụ sở công quyền của Phần Lan, như cách Nga đã sáp nhập Crimea hồi năm 2014.

Đa phần cuộc diễn tập này diễn ra dưới “mê cungngầmHelsinski". Mạng lưới phòng thủ ngầm này kết nối với các trung tâm mua sắm, bãi đậu xevà những hành lang có kết nối với hệ thống điện-nước.

Các đường hầm cũng dẫn đến những hành lang chỉ dành riêng cho quân đội, và kết nối với một hòn đảo dành riêng cho tiểu đoàn quân bảo vệ thủ đô.

Cổng vào hầm tránh bom ở trạm xe điện ngầm Kamppi

Quân và dân phối hợp phòng thủ trước nguy cơ địch tấn công

“Mê cung ngầm Helsinski’ trở nên một tuyến phòng thủ cốt yếu cho thủ đô Phần Lan. Binh lính nước này thường tập luyện dưới đó, với nhiệm vụ bảo vệ chính phủ vẫn hoạt động, người dân được an toàn trong một mạng lưới đường hầm, hành lang, chỗ trú ẩn dài hơn 200km.

Thành phố ngầm cũng được thiết lập hệ thống điện nước, liên lạc và có cả wi-fi. Có nhiều không gian trú ẩn cho hơn 600.000 cư dân Helsinski được an toàn nếu như xảy ra thiên tai hoặc thủ đô bị tấn công.

Đa phần ‘mê cung ngầm Helsinski” đều có thể sử dụng cho mục đích quân sự hoặc dân sự, và chỉ vài đường hầm được giữ bí mật.

Đa số cư dân thường xuống thành phố ngầm để làm quen với địa hình, nhất là vào mùa đông. Người thì đi mua sắm, bơi, đi lễ nhà thờ. Dưới khu mua sắm có cung bơi lội vốn có thể làm chỗ trú ẩn cho 3.800 người.

Ilkka Vahaaho, một quan chức ở Sở nhà đất Helsinksi, nói: “Ngày nay, nếu xây một không gian ngầm mới, nó phải có khả năng chuyển thành một trung tâm phòng thủ trong chỉ vài ngày”.

Các trung tâm quân sự này kết nối với nguồn điện-nước của thành phố, vài trung tâm còn có khả năng thông hơi hoặc lọc các phần tử phóng xạ.

Những cuộc diễn tập quân sự dưới thành phố ngầm hoặc ở các nơi khácđều có kết hợp giữa quân đội với các tổ chức dân sự, gồm các doanh nghiệp và nhân viên y tế tập đối phó khủng hoảng.

Chính quyền Phần Lan nói hệ thống hội đồng phòng thủ quân - dân sự này bảo đảm công tác quốc phòng luôn được đánh giá cao ở từng cấp độ đời sống dân sự.

Điều này có nghĩa chuẩn bị cho toàn dân ứng xử trong những kịch bản tệ hại nhất, theo Janne Kuusela, chủ nhiệm kế hoạch thuộc Bộ Quốc phòng Phần Lan:

“Hệ thống đường hầm chúng tôi từ bài học rút được từ Thế chiến 2: cần phải làm những gì có thể để duy trì hoạt động cốt yếu, dù cho bị ném bom nặng nề. Đó là lý do xây thành phố ngầm”.

Trạm xe điện ngầm cũng được chuẩn bị làm chỗ trú ẩn

Phần Lan đề phòng “chiến tranh ủy nhiệm”

Các quan chức cấp cao còn nói Phần Lan đối mặt với một mối đe dọa phi quân sự từ Nga: tấn công mạng, chiến tranh thông tin, sức ép kinh tế và chính trị. Nói chung là “chiến tranh ủy nhiệm”.

Chính quyền Phần Lan nói họ đã chứng kiến những nỗ lực có điều phối tốt của những tổ chức phi chính phủ thân Nga, các tài khoản mạng xã hội và những vụ tấn công mạng, nhằm gây ảnh hưởng tới chính trị nội địa.

Moscow công khai bác bỏ những cáo buộc họ dùng các biện pháp trênđể gây ảnh hưởng vào chính trị nước khác. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga không bao giờ đứng sau những âm mưu tấn công mạng.

Phần Lan nói họ phải đối mặt với những nhà hoạt động thân Nga, gây sức ép tuyên truyền và chính trị trên các chính khách Phần Lan kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Phần Lan là một thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU) nhưng không là thành viên NATO.

Năm nay, 10 nước thành viên NATO và EU đã lập một trung nghiên cứu “chiến tranh ủy nhiệm”. Trung tâm này sẽ mở ở Helsinski vào tháng 9 tới.

Ông Kuusela của Bộ Quốc phòng Phần Lan nói: “Khi Tây Âu bắt đầu nói đến chiến tranh ủy nhiệm và chuẩn bị đối phó, chúng tôi nhận ra đấy là điều chúng tôi đã làm từ hàng chục năm qua”.

Việc Nga đối đầu với phương tây đã khiến Phần Lan xét lại chính sách phòng thủ, dù các nhà chiến lược phòng thủ của chính phủ nói hoàn toàn không có khả năng Nga xâm chiếm Phần Lan.

Hồi tháng 6, Quốc hội Phần Lan cho phép chính phủ nhờ các nước khác, gồm NATO, hỗ trợ quân sự nếu Phần Lan bị tấn công.

Nhà phân tích phòng thủ độc lập Petri Makela nói: “Thay vì gia nhập NATO, các động thái này giúp đưa Phần Lan vào hệ thống an ninh của phương tây, và đây là một sự chuyển đổi cơ bản của nước này”.

Lính thủy quân lục chiến Phần Lan-Anh tập trận chung

Vĩnh Thụy (theo The Wall Street Journal)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga tập trận, dân thủ đô Phần Lan lánh xuống ‘mê cung ngầm’