Trung Quốc xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” trên Biển Đông, là tựa bài của trang Motley Fool ngày 17.5, nhằm vạch rõ lý do Trung Quốc ngang ngược tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ vùng biển  này. Một Thế Giới xin lược dịch

Trung Quốc xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” trên Biển Đông

Một Thế Giới | 19/05/2015, 04:44

Trung Quốc xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” trên Biển Đông, là tựa bài của trang Motley Fool ngày 17.5, nhằm vạch rõ lý do Trung Quốc ngang ngược tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ vùng biển  này. Một Thế Giới xin lược dịch

"Trong Thế chiến 2, các đô đốc Mỹ thường gọi một loạt đảo và bãi san hô vòng mà họ chiếm được là “tàu sân bay không thể đánh chìm” để sử dụng trong cuộc chiến chống Nhật.

Trong Thế Chiến 3, liệu các đảo sẽ lại được sử dụng theo cách đó ?

Đó là nỗi lo khiến các nhà lập kế hoạch Lầu Năm Góc mất ngủ lúc đêm, khi TQ xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” trên Biển Đông là một dự án kéo dài hàng tháng nhằm cải tạo các bãi san hô, bãi cát nửa chìm nửa nổi trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để biến chúng thành căn cứ quân sự cho không-hải quân TQ. 
Nhưng tại sao TQ làm thế, ai có lợi, và sẽ tốn kém bao nhiêu ?

TQ đã ngang ngược tuyên bố độc chiếm 90% Biển Đông, bằng cách xây 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trên thực tế, các đảo này gần Việt Nam, Malaysia và Philippines hơn. Nhưng người phát ngôn Châu Hải Toàn của chính phủ TQ ngang ngược gọi chúng “cần cho việc bảo đảm quyền toàn vẹn lãnh thổ và quyền hàng hải, và giúp TQ hoàn thành các trách nhiệm quốc tế ở nhiều lĩnh vực, gồm tìm kiếm và cứu hộ”.

Mỹ lên tiếng phản đối hành vi xây đảo mới của TQ trên Biển Đông rồi tuyên bố chúng thuộc lãnh thổ TQ.

Trung Quoc xay “tau san bay khong the danh chim” tren Bien Dong
Một công trình của TQ 
Tại sao TQ lại đòi chủ quyền quần đảo Trường Sa một cách phi lý? Vì nhiều lý do, như đa phần thương mại đường biển của thế giới đều đi qua Biển Đông và quần đảo Trường Sa.

Là nền kinh tế thiên về xuất khẩu, TQ để mắt tới tuyến thương mại này vì quyền lợi. TQ xây một loạt “tàu sân bay không chìm” ở Biển Đông là một cách để giành quyền lợi ấy.

Tranh chấp lãnh thổ với các nước Đông Nam Á là lý do khác để TQ xây dựng “cơ sở thực tế” cho tuyên bố phi lý độc chiếm gần trọn Biển Đông, dẫn đến tranh chấp về pháp lý và quyền đánh cá giữa TQ với Việt Nam, Philippines, thậm chí với láng giềng Nhật.

Nhưng một khi TQ có chân đứng ở Biển Đông, sẽ rất khó kéo họ ra. Cựu đại tá quân đội Mỹ David Hunt đã giải thích: “Khi ai đó đã “dựng cờ” trên một hòn đảo, bất kỳ ai khác muốn hòn đảo ấy đều có hai lựa chọn: thương lượng hoặc bắn bỏ người đó”….

Dầu thô là động cơ chính phía sau việc TQ giành đất trên Biển Đông, theo nhiều nhận định của các chuyên gia.

Theo Cục thông tin năng lượng Mỹ, khi không ai có thể khẳng định rằng thực sự có các kho dự trữ dầu dưới thềm lục địa quần đảo Trường Sa, khu vực này “có thể chứa nhiều kho hydrocarbon  chưa được phát hiện.

Cơ quan thăm dò địa chính Mỹ ước tính khu vực này có khoảng từ 0,8 đến 5,4 tỷ thùng dầu, và từ 7,6 đến 55,1 tỷ tấn khí tự nhiên ở những nguồn chưa được phát hiện.

Và TQ tham lam muốn độc chiếm để hưởng hết tất cả. Nay, ước tính trung bình có 6,9 tỷ “thùng tương đương dầu” dưới quần đảo Trường Sa. Với giá khoảng 60 USD/thùng hiện nay, nguồn tài sản dầu trị giá 414 tỷ USD ấy có thể sớm được thêm vào bảng kho dữ trữ của tập đoàn dầu khí CNOCC của TQ.  

Để kiểm soát nguồn dầu này, TQ nuôn tham vọng bành trướng ra nhiều đảo mới với tổng diện tích 2.000 mẫu Anh, biến mỗi đảo này thành một vùng kinh tế độc quyền trên toàn Biển Đông.

Dự án tham lam này tốn kém bao nhiêu ?

Khoảng 10 năm trước, Dubai chi 14 tỷ USD để xây 12.800 mẫu Anh đất mới trong dự án xây đảo nhân tạo “Thế giới” của họ. Ngày nay, trị giá mỗi mẫu này là 1,4 triệu USD.     

Nếu nhân cho 2.000 mẫu, TQ có thể tốn ít nhất 2,8 tỷ USD để xây các đảo. Một số tiền nhỏ so với nguồn dầu mà lúc đó TQ sẽ kiểm soát.

Gần quần đảo Trường Sa cả về thời gian lẫn địa lý, Malaysia đang xây đảo “Thành phố rừng” trong eo biển bang Johor. Dự án này sẽ tốn khoảng 86,4 tỷ USD để cải tạo 4.050 mẫu đất, tức khoảng 21,3 triệu USD/mẫu.

Với giá mỗi mẫu đất này, các “tàu sân bay không chìm” của TQ có thể tốn 42,6 tỷ USD.

Tốn nhiều tiền hơn, nhưng vẫn có thể nói giá này rẻ hơn gấp 10 lần so với nguồn thu từ dầu khí. 

Trần Trí (theo Motley Fool)
Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” trên Biển Đông