Tựa bài của trang National Interest, đề cập vấn đề Trung Quốc (TQ) doạ lập ADIZ trên Biển Đông. Một Thế Giới xin lược dịch: Báo cáo thường niên gửi đến Quốc hội Mỹ về Sức mạnh quân sự của TQ vừa phát hành trong tuần này. Báo cáo đánh giá “TQ thường dùng những bước đi nhỏ để tăng cường kiểm soát trên các vùng lãnh thổ tranh chấp và tránh leo thang xung đột quân sự”.

Mỹ gửi lực lượng an ninh hàng hải đến Biển Đông, chặn tham vọng của Trung Quốc

Một Thế Giới | 17/05/2015, 06:39

Tựa bài của trang National Interest, đề cập vấn đề Trung Quốc (TQ) doạ lập ADIZ trên Biển Đông. Một Thế Giới xin lược dịch: Báo cáo thường niên gửi đến Quốc hội Mỹ về Sức mạnh quân sự của TQ vừa phát hành trong tuần này. Báo cáo đánh giá “TQ thường dùng những bước đi nhỏ để tăng cường kiểm soát trên các vùng lãnh thổ tranh chấp và tránh leo thang xung đột quân sự”.

Trong báo cáo hàng năm mà Bộ quốc phòng Mỹ trình quốc hội Mỹ, đánh giá "TQ thường dùng những bước đi nhỏ để tăng cường kiểm soát trên các vùng lãnh thổ tranh chấp và tránh leo thang quân sự".
Tuy nhiên, gần đây các bước đi và động thái của TQ ngày càng rõ rệt và lớn hơn qua việc cải tạo đất ở 7 địa điểm thuộc khu vực Biển Đông, các quốc gia Đông Nam Á đang lần lượt đưa ra phản ứng của mình.
Tuần trước, TQ đã “thử nghiệm” Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng biển tranh chấp với Philippines, càng cho thấy dã tâm của nước này. 
Trong phiên điều trần trước Thượng viện, phó đô đốc Philippines nhấn mạnh TQ đã cảnh báo không quân và máy bay của hải quân Philippines vì bay trên vùng biển tranh chấp ít nhất 7 lần.

Việc TQ doạ lập ADIZ trên Biển Đông có thể sẽ thay đổi cục diện “cuộc chơi” ở khu vực này.

Theo một số nhà phân tích, ADIZ trên biển Hoa Đông năm 2013 đã trao cho TQ quyền đồng quản lý trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 
Tuy nhiên, biển Hoa Đông lại không phải là đường biển chiến lược về thông tin liên lạc, trong khi Biển Đông lại là nơi 5.000 tỉ USD thương mại qua lại mỗi năm. 
Theo Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter, TQ đã tăng cường quân sự hóa các đảo và rạn san hô, bao gồm việc xây dựng một đường băng quân sự và ít nhất một đường băng phi quân sự khác. 
Để phản ứng lại, Mỹ cho hay sẽ gửi lực lượng bảo vệ an ninh hàng hải khu vực Biển Đông. Năm 2013, Mỹ đã từng gửi các máy bay thế hệ B-52 đến ADIZ ở Hoa Đông.
TQ trước đây đã triển khai lực lượng hải quân bảo vệ vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, gồm khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và các cuộc đụng độ quanh bãi đá Nam Johnson. 
Năm 1995,  TQ cũng chiếm luôn bãi Vành Khăn. Gần đây, giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 của TQ lại ngang nhiên di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thậm chí, tàu TQ còn đâm chìm cả tàu của Philippines trên bãi cạn Scarborough
Một nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế tháng 5 này cũng đưa ra một bản báo cáo nhận định cách tiếp cận dựa trên sức mạnh trong thời gian gần đây là phong cách đối ngoại của ông Tập Cận Bình, “đánh lớn, đánh nhanh”. 

Một trong các nhà phân tích cho rằng “nếu TQ muốn có những người láng giềng cùng đi chung con đường, thì chính sách đối ngoại TQ cần phải nhất quán và dễ dự đoán”. Buồn thay, sự nhất quán đó dường như đã biến mất từ khi ông Tập Cận Bình với chủ trương dùng sức mạnh để đạt được mục đích.

Các quốc gia Đông Nam Á đã phải tăng chi tiêu quân sự để đối phó với những hành động ngang ngược của TQ. 
Dữ liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy mức tăng trưởng chi tiêu ổn định từ năm 2010-2014, trung bình tăng 37,6%. Tổng chi tiêu quân sự của các nước Đông Nam Á trong năm 2014 là 38,2 tỉ USD, trong đó có 3 tàu ngầm lớp Kilo có tên lửa đối đất đã được Nga bàn giao cho Việt Nam, theo hợp đồng ký kết năm 2009.
Philippines cũng đang tiến hành chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá 1,82 tỉ USD với 2 tàu khu trục mới, 2 trực thăng tác chiến chống tàu ngầm, 3 tàu tuần tra nhanh ven biển và 8 xe thiết giáp tấn công trên bộ dự kiến bàn giao năm 2017. 
Vì quá phụ thuộc vào Mỹ và bị TQ lấn át, Manila đang phải tích cực tăng cường khả năng phòng thủ để phù hợp với một số nước trong khu vực.
Ở cấp độ song phương, hợp tác quốc phòng đang ngày càng sâu sắc. Nhật Bản và Philippines có cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên, các nước Đông Nam Á và Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế, Mỹ thông qua hợp đồng dự kiến bán tên lửa cho Indonesia và Malaysia.
Theo Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario, kết quả cạnh tranh ở khu vực Biển Đông sẽ xác định trật tự quốc tế. 
Trong cuộc tranh chấp này, cán cân không thể lọt vào tay Bắc Kinh, cũng không nên rơi vào tay Mỹ hay các quốc gia khác ở khu vực Ấn – Thái Bình Dương.
Khánh Nguyên (Theo National Interest)
Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ gửi lực lượng an ninh hàng hải đến Biển Đông, chặn tham vọng của Trung Quốc