Dự án Trung tâm KH&CN hạt nhân (CNEST) sẽ sản xuất trên 20.000 Ci đồng vị phóng xạ các loại nhằm phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh; trên 1.000 nguồn phóng xạ kín các loại phục vụ cho y tế và công nghiệp; dịch vụ phân tích nguyên tố bằng kỹ thuật kích hoạt nơtron phục vụ các ngành; dịch vụ chiếu xạ pha tạp silic cho thị trường khu vực để chế tạo vật liệu bán dẫn…
Ngày 10.2, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM) tổ chức hội thảo “Trung tâm KH&CN hạt nhân: Các khía cạnh kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật”.Dự án Trung tâm KH&CN hạt nhântạo ra nhiều công nghệ, sản phẩm và các hoạt động dịch vụ kỹ thuật có khả năng thương mại hóa, cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củaphát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.
Theo thông tin từ Bộ KH&CN, thiết bị nghiên cứu chính củaTrung tâm KH&CN hạt nhân là lò phản ứng nghiên cứu (LPUNC) hạt nhân hoặc máy gia tốc hạt. Với một quốc gia trên 90 triệu dân như Việt Nam, việc dự kiến xây dựng một trung tâm KH&CN hạt nhân đa mục tiêu công suất 10 – 15 MWtvàđưa vào hoạt động vàonăm 2025 là tầm nhìn dài hạn, phù hợp với xu hướng của các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới.
Với LPUNC công suất 10 – 15 MWt, dự án Trung tâm KH&CN hạt nhân nàysẽ sản xuất trên 20.000 Ci đồng vị phóng xạ các loại (Tc – 99m, I-131, P-32, Sm-153…) nhằm phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh; trên 1.000 nguồn phóng xạ kín các loại (Ir-192, Se-75, Co-60…) phục vụ cho y tế và công nghiệp; dịch vụ phân tích nguyên tố bằng kỹ thuật kích hoạt nơtron phục vụ các ngành; dịch vụ chiếu xạ pha tạp silic cho thị trường khu vực để chế tạo vật liệu bán dẫn…
Thu Anh