Trong ngày 1 và 2.8, Hội thảo tâm lý học đường quốc tế lần thứ VI được tổ chức tại hội trường ĐH Sư phạm Hà Nội với chủ đề "Vai trò của Tâm lý học trường học trong việc đảm bảo sức khỏe tâm lý cho học sinh và gia đình” thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều học sinh, phụ huynh.

Truyền thông khai thác quá sâu các ca bệnh tâm lý học đường dễ khiến tỷ lệ học sinh mắc bệnh tăng cao

Hải Yến | 02/08/2018, 14:17

Trong ngày 1 và 2.8, Hội thảo tâm lý học đường quốc tế lần thứ VI được tổ chức tại hội trường ĐH Sư phạm Hà Nội với chủ đề "Vai trò của Tâm lý học trường học trong việc đảm bảo sức khỏe tâm lý cho học sinh và gia đình” thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều học sinh, phụ huynh.

Hội thảo có điểm nhấn quan trọng là các bàn tròn dành riêng cho phụ huynh, sinh viên, báo chí và chuyên gia. Tại đây, mọi người có thể thảo luận trực tiếp với nhau về các nội dung: Những lưu ý của phụ huynh trong vai trò bảo vệ và vận động chính sách cho con em khuyết tật; các trường giới thiệu những chương trình đào tạo tâm lý học đường hiện nay cho sinh viên; các Ban giám hiệu trình bày việc xây dựng phòng tham vấn học đường trong nhà trường…

Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Trần Thành Nam, Trưởng Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốcgia Hà Nội cho biết hiện nay, các kênh truyền thông tiếp cận các vấn đề tâm lý tuổi học đường một cách khá nhanh nhạy, góp phần vào công cuộc chăm sóc sức khỏe, phòng những tác hại nặng nề hơn đối với những người không may gặp phải các vấn đề về tâm lý.

PGS.TS Trần Thành Nam, Trưởng Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốcgia Hà Nội

Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực đó thì cách truyền thông hiện nay đang đi quá sâu, thậm chí gây hiểu lầm cho độcgiả, đưa ra những thông tin chưa có tính định hướng cao, gây phản cảm, làm xói mòn niềm tin của độc giả. Hơn nữa, có nhiều người lại cho rằng mình am hiểu về sức khỏe tâm thần và đưa luôn ra những phán đoán, đánh giá, thậm chí biện pháp chăm sóc sức khỏe cho những vấn đề rất phức tạp và trong những tình huống rất nghiêm trọng.

Mặc dù các nguồn tin trên truyền hình và mạng Internet có thể không chủ ý bóp méo các thông tin về bệnh, nhưng thông tin từ những nguồn này vẫn có tác động lên việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần ở một mức độ nào đó. Điều này đã thể hiện rất rõ ràng trong những năm vừa qua, khi truyền thông bắt đầu chú ý đến một rối loạn tâm thần nào của trẻ thì lập tức số lượng được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần đó trong cộng đồng sẽ tăng lên do có nhiều người tự chẩn đoán từ những thông tin đọc được trên mạng dẫu không phải là chuyên gia. Điển hình như khi truyền thông nhấn mạnh vào các dấu hiệu nhận diện bệnh tự kỷ. Số lượng trẻ được xác định tự kỷ tăng lên khá nhiều và có nhiều “chuyên gia” khẳng định chữa được bệnh tự kỷ đơn giản chỉ vì các cháu đã được chuẩn đoán sai.

"Ngay kể cả tới vấn đề của một người nào đó, khi báo chí truyền thông khai thác quá sâu, người ta hoàn toàn có thể đoán được người bị rối loạn tâm lý khi chỉ đích danh người gây ra tác động đó. Thậm chí các trang web có thể "tư vấn trực tuyến", đưa ra những lời khuyên mà không cần bệnh nhân phải tới khám. Bản thân những người cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến cũng không được thẩm định về trình độ chuyên môn, bằng cấp đào tào để đảm bảo đủ năng lực cung cấp dịch vụ cho cộng đồng hay không. Phương pháp tư vấn, can thiệp được thực hiện cũng không được trích dẫn theo nguồn nào, và không có minh chứng về tính hiệu quả của phương pháp đó với vấn đề mà người bệnh đang có. Chính vì thế, khi truyền thông càng phát triển thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tâm lý của học sinh khi các em tiếp cận nguồn thông tin một cách quá lệch lạc và chúng ta không có cách nào khác ngoài việc chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi này",PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.

Các phụ huynh, học sinh cùng tới nghe và mua sách tư vấn về tâm lý tuổi học đường

Ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho rằng các cơ sở đào tạo sư phạm hiện nay cần kết nối với nhiều chuyên gia tâm lý học đường để tiếp thu kinh nghiệm hiện đại trong việc triển khai công tác này. Tuy nhiên, các chương trình phải Việt hóa cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, đặc biệt các phương tiện truyền thông đại chúng đừng khai thác quá sâu một nhân vật nào đó ở tuổi học đường vì các em chưa ý thức được những tác hại xảy ra sau đó. Điều này sẽ khiến tỷ lệ các em đang ở độ tuổi học đường bị mắc bệnh tăng cao hơn vì các em luôn giấu giếm tình trạng của chính mình.

Bộ GD-ĐT mong muốn các cơ sở đào tạo sư phạm sẽ thường xuyên cập nhật các kiến thức về tâm lý học đường và bổ túc, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cốt cán tại các Sở GD-ĐT, hiệu trưởng các trường… trong toàn quốc. Các cơ sở đào tạo sư phạm có ngành tâm lý giáo dục cần tham mưu cho các địa phương, cũng như Bộ GD-ĐT để thành lập các trung tâm can thiệp chuyên sâu hướng đến việc giải quyết những trường hợp cá biệt bị bệnhtâm lý nặng của học sinh.

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truyền thông khai thác quá sâu các ca bệnh tâm lý học đường dễ khiến tỷ lệ học sinh mắc bệnh tăng cao