Hài nhảm, hài tục tung hoành trên sân khấu, chiếm sóng truyền hình, đầy rẫy trên Youtube, thậm chí len lỏi vào tận đám cưới của giới nghệ sĩ, đi kèm theo đó là những tiếng cười dễ dãi, dung tục gây bức xúc trong dư luận hiện nay.

Từ chuyện Việt Hương, Trấn Thành bị phản ứng, phải chăng hài nhảm, hài tục lên ngôi?

01/03/2017, 10:05

Hài nhảm, hài tục tung hoành trên sân khấu, chiếm sóng truyền hình, đầy rẫy trên Youtube, thậm chí len lỏi vào tận đám cưới của giới nghệ sĩ, đi kèm theo đó là những tiếng cười dễ dãi, dung tục gây bức xúc trong dư luận hiện nay.

“Hotboy trà sữa” Tấn Lợi trong đêm trao giải

Sự việc nữ danh ca Hương Lan bức xúc bỏ dở tiệc cưới ra về vì màn “diễu cợt quá thô tục trên sân khấu” của hai diễn viên Việt Hương và Hoài Tâm cũng chỉ là giọt nước tràn ly so với những gì mà khán giả Việt phải chịu đựng trong thời gian gần đây với thể loại được cho là hài nhảm, hài tục.

Và cũng không phải đến chương trình chương trình Thách thức danh hài mùa 3 trên sóng truyền hình kết thúc với chiến thắng của chàng “hotboy trà sữa” Tấn Lợi chọc cười Trấn Thành bằng những tiếng cười khá tục để giành phần thưởng 150 triệu đồng gây bàn tán xôn xao trong cộng đồng. Từ lâu, hài nhảm dường như đã trở thành “một phần tất yếu” nhưng vô cùng khó chịu trong đời sống giải trí của người hâm mộ.

Nếu dạo quanh một vòng qua những sân khấu ca nhạc tạp kỹ ở TP.HCM hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, trong những show diễn, các tiết mục hài luôn được các bầu show ưu tiên lựa chọn và đi kèm theo đó là những cái tên như Trấn Thành, Trường Giang, Chí Tài, Thu Trang, Nhật Cường, Lâm Vỹ Dạ, Tiến Luật, Long Đẹp Trai, Trần Bùm… Tuy nhiên chất lượng của những tiểu phẩm hài mới là điều đáng nói, đó là những kịch bản được lặp đi lặp lại cùng với với những lời thoại nhảm nhí vô bổ đến nỗi khán giả xem riết thành quen không thể cười nỗi.

Trấn Thành từng bị chỉ trích dữ dội và bị phạt 32 triệu vì chế vai Tô Ánh Nguyệt gây phản cảm

Trong khi đó, những game show hài trên truyền hình cũng bùng nổ phủ sóng tất cả các khung giờ. Bật ti vi lên chúng ta có thể thấy các chương trình như: Cười xuyên Việt, Thách thức danh hài, Đấu trường tiếu lâm, Siêu hài nhí, Làng hài mở hội, Cặp đôi hài hước… đang thi nhau phát sóng. Bên cạnh những tiết mục có giá trị nghệ thuật đáng xem, đáng cười vẫn còn có vô số tiểu phẩm hài nhảm, dung tục và dễ dãi.

Trao đổi với PV báo điện tử Một Thế Giới, nữ danh hài Mỹ Chi từng cho rằng sân khấu hài hiện ngay ngày càng xuống cấp và rất nhảm nhí so với thế hệ của bà trước đó. Danh hài Mỹ Chi cũng tỏ ra rất bức xúc với một số nghệ sĩ trẻ hiện nay, theo bà thì họ chỉ biết diễn hài và không bao giờ suy nghĩ tiếng cười đó được lành mạnh hay không.

“Là một trong những nghệ sĩ đầu tiên cùng với NSƯT Bảo Quốc đến với nghệ thuật tấu hài, đặc biệt là chương trình Trong nhà ngoài phố, chúng tôi được khán giả thời đó rất yêu mến và cho đến tận hôm nay điều đó vẫn còn nguyên vẹn. Trong mấy mươi năm làm nghệ thuật, khi đưa tiếng cười lên sân khấu, tôi rất thận trọng không bao giờ dám nói bậy và nói nhảm nhí trên như nghệ sĩ bây giờ. Đã là một nghệ sĩ hài mang đến tiếng cười cho khán giả thì tiếng cười đó phải được trong sáng và phải được khán giả yêu mến và thừa nhận”, danh hài Mỹ Chi chia sẻ.

Xem clip: Danh hài Mỹ Chi nhận định: “Sân khấu hài ngày càng nhảm nhí” ​

Trong cuộc sống, bất cứ thời đại nào, tiếng cười đúng nghĩa luôn mang đến cho con người những giá trị nhất định. Người Việt chúng ta từ xưa cũng đã nhận định giá trị tinh thần của tiếng cười qua câu nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Hài kịch Việt Nam cũng có một lịch sử khá lâu đời qua những hình ảnh, những nhân vật hài dân gian từng in đậm trong tâm trí người Việt như hề Chèo, mẹ Đốp, hề Gậy và hề Mồi, đó là những nhân vật vui nhộn nhưng vô cùng thâm thúy mang đến cho khán giả niềm lạc quan, yêu đời sau tiếng cười sảng khoái.

Màn giả gái của Chí Tài trong chương trình "Ơn giời! Cậu đây rồi" từng được cho làm thảm họa

Nếu nhìn nhận một cách thận trọng hơn, hài nhảm nếu không chọn lọc và kiểm soát nội dung khi cho phát sóng trên truyền hình sẽ mang đến những tác hại khôn lường cho tâm hồn trong trẻo của trẻ em. Với mật độ phát phát sóng dày đặc như hiện nay vào những khung giờ cuối tuần sẽ thu hút một số lượng không nhỏ khán giả nhỏ tuổi. Trong khi đó, nhiều cha mẹ sẽ rất khó kiểm soát được giờ giấc xem truyền hình của con cái. Từ những tiểu phẩm hài có những động tác thân mật quá mức kèm theo những lời thoại dung tục quá đáng, những cảnh giả nam giả nữ õng ẹo nhằm gây cười sẽ làm cho trẻ em bắt chước nói với nhau mọi lúc mọi nơi là hiện tượng không hiếm.

Theo nhìn định của nhiều nghệ sĩ tên tuổi và đa số công chúng thì thực trạng làng hài Việt Nam ngày càng xuống cấp trầm trọng bởi tác động của những chương trình hài thiếu chọn lọc. Trong khi đó, các nhà sản xuất, các bầu show vẫn miệt mài cho chạy theo thị hiếu của một bộ phận khán giả nhằm kiếm được nhiều rating để thu hút quảng cáo từ các nhà tài trợ, từ đó những sản phẩm kém chất lượng liên tục ra đời và có đất sống.

Dù có lý giải theo chiều hướng tích cực về những chương trình hài hiện nay bằng cách gì đi nữa thì vẫn không lấp hết lo ngại của những người yêu nghệ thuật về một xu hướng diễn hài mới thiếu nghiêm túc đang rất thịnh hành hiện nay.

Có nhiều người người định, ngay sau khi chung kết Thách thức danh hài mùa 3 kết thúc và giải quán quân được trao cho chàng “hotboy trà sữa” Tấn Lợi qua sự dễ dãi của giám khảo Trấn Thành thì mọi giá trị của tiếng cười đã đảo lộn. Phải chăng hài nhảm hài tục đã lên ngôi?

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ chuyện Việt Hương, Trấn Thành bị phản ứng, phải chăng hài nhảm, hài tục lên ngôi?