Một nghiên cứu mới cho thấy những phụ nữ trẻ đã tiêm vắc xin Cervarix của công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) giảm 87% nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung liên quan đến HPV.

Vắc xin Cervarix giúp giảm 87% nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trong nghiên cứu gần 13 năm

Đan Thuỳ | 04/11/2021, 09:53

Một nghiên cứu mới cho thấy những phụ nữ trẻ đã tiêm vắc xin Cervarix của công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) giảm 87% nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung liên quan đến HPV.

HPV là một loại vi rút gây u nhú ở người, được xem là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Trong những phụ nữ được tiêm vắc xin phòng HPV dưới 20 tuổi thì những người 12 – 13 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung thấp hơn 87% so với những ai chưa tiêm phòng đã được sàng lọc bệnh ác tính.

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên tạp chi y khoa The Lancet rằng tỷ lệ ung thư thấp hơn 62% và 34% khi tiêm vắc xin trong độ tuổi 14 – 16 và 16 – 18.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ của một tình trạng tiền ung thư
đã giảm 97% khi tiêm vắc xin phòng HPV ở độ tuổi 12 - 13.

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này “sẽ trấn an rất nhiều người vẫn còn băn khoăn về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng HPV”.

Nghiên cứu do Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh tài trợ đã xem xét dữ liệu từ tháng 1.2006 đến tháng 6.2019 ở những phụ nữ đã được sàng lọc ung thư cổ tử cung trong độ tuổi 20 -64, bao gồm cả những phụ nữ đã tiêm vắc xin Cervarix sau khi nó được cấp phép vào năm 2008.

Trong gần 13 năm, khoảng 28.000 chẩn đoán ung thư cổ tử cung và 300.000 chẩn đoán tình trạng tiền ung thư được gọi là biểu mô cổ tử cung (CIN3) đã được ghi nhận ở Anh.

Trong nhóm phụ nữ trẻ đã tiêm vắc xin phòng HPV có khoảng 450 người ung thư cổ tử cung và 17.200 trường hợp CIN3, ít hơn so với dự kiến so với những phụ nữ chưa tiêm chủng ở cùng độ tuổi.

Đồng tác giả Kate Soldan của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả mới này sẽ khuyến khích sự tiếp nhận của người dân vì sự thành công của chương trình tiêm chủng không chỉ dựa vào hiệu quả của vắc xin mà còn cả tỷ lệ dân số được tiêm”.

Vắc xin Cervarix được phát triển bởi hãng dược GSK có tác dụng bảo vệ chống lại hai loại vi rút HPV gây ra khoảng 70% đến 80% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Kể từ tháng 9.2012, vắc xin Gardasil của hãng dược Merck có tác dụng ngăn ngừa 4 loại vi rút HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà, đã được sử dụng ở Anh thay cho Cervarix.

GSK cũng ngừng bán vắc xin Cervarix tại Mỹ do nhu cầu thấp trong khi Gardasil thống trị thị trường.

5ef012b003e9b1558ff7bfd0_5d353fa0d1cb7fa8f2382b6b_c-c3-a1c-20lo-e1-ba-a1i-20v-e1-ba-afc-20xin-20ng-e1-bb-aba-20ung-20th-c6-b0-20c-e1-bb-95-20t-e1-bb-ad-20cung.png
Vắc xin Gardasil và Cervarix - Ảnh: Internet

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vảy) hoặc tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất thường dẫn đến hình thành các khối u trong cổ tử cung. Các khối u này nhân lên một cách mất kiểm soát, xâm lấn và tác động đến các cơ quan xung quanh, thường gặp nhất là di căn đến phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng. Ung thư cổ tử cung hiếm gặp ở phụ nữ trẻ song cần được theo dõi khi họ ngày càng lớn tuổi để đánh giá đầy đủ tác động của vắc xin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin Cervarix giúp giảm 87% nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trong nghiên cứu gần 13 năm