Quan điểm của giới nhà giàu Nhật Bản là không khoe khoang tài sản, họ né tránh phô trương. Nhà giàu Nhật Bản không xây dựng biệt thự, mà chỉ thích tiêu tiền ở trong nước. Họ thích đi du lịch trong nước, dùng rượu trong nước và các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản hơn là phương Tây. Họ cho rằng đây là biểu hiện của trách nhiệm công dân Nhật Bản. 

Vén màn bí mật về cách tiêu tiền của giới nhà giàu Nhật Bản

Một Thế Giới | 15/10/2015, 19:00

Quan điểm của giới nhà giàu Nhật Bản là không khoe khoang tài sản, họ né tránh phô trương. Nhà giàu Nhật Bản không xây dựng biệt thự, mà chỉ thích tiêu tiền ở trong nước. Họ thích đi du lịch trong nước, dùng rượu trong nước và các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản hơn là phương Tây. Họ cho rằng đây là biểu hiện của trách nhiệm công dân Nhật Bản. 

Một trong những vấn đề kinh tế xã hội lớn nhất trong các nước phát triển hiện nay chính là khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Ở Mỹ, vấn đề này đã trở thành một vấn đề lớn khi mà 1% người giàu luôn tìm cách sống cô lập với phần còn lại của xã hội.
Giới nhà giàu ở Nhật Bản thì khác. Ở Nhật Bản bạn có thể sống ngay bên cạnh một triệu phú mà bạn không hề biết họ là triệu phú, bởi vì những ngôi nhà của họ cũng chỉ đơn sơ như của bạn.
Quan điểm của giới nhà giàu Nhật Bản là không khoe khoang tài sản. Quan điểm này được căn cứ dựa trên lối sống lâu nay của người Nhật không muốn nổi bật giữa đám đông. 
Những năm gần đây, khi thị trường chứng khoán Nhật không ngừng tăng điểm, giới truyền thông Nhật đang nhắc nhiều hơn đến "giới siêu giàu".
Tuy nhiên, bạn định nghĩa một người giàu ở Nhật Bản là thế nào? Theo ông Atsushi Miura, người mà năm ngoái đã xuất bản cuốn sách có tựa đề "Người giàu mới", thì trong ngành công nghiệp tài chính, một người được xem là giàu có nếu như thu nhập hàng năm của họ trên 30 triệu Yên và họ sở hữu khối tài sản ít nhất là 100 triệu Yên. 
Hiện có khoảng  1% người Nhật đang sở hữu khối tài sản 1,3 triệu Yên.
Hay một cách khác để định nghĩa người giàu ở Nhật chính là những người này thường sống bằng lợi nhuận từ các khoản đầu tư hoặc tài sản khác, mà không cần động đến số tài sản nằm trong khoảng 1,3 triệu Yên này.
Trong nghiên cứu của mình, ông Miura phát hiện rằng, 1% người giàu Nhật đang né tránh phô trương. Họ không xây dựng biệt thự. Họ thường chi tiêu tiền vào những thứ họ thích và có xu hướng nghiêng về những thứ phi vật thể. 
Họ thường tiêu tiền vào nghệ thuật và các buổi hòa nhạc chứ không phải là những chiếc xe hạng sang hay món đồ trang sức đắt tiền. Họ thường đi du lịch và đặc biệt là đi du lịch trên biển.
Ông Miura cũng phát hiện rằng những người giàu mới ở Nhật thường có xu hướng tiêu xài tiền trong nước nhiều hơn. Họ mua mọi thứ và đi du lịch trong nước. Họ thích dùng loại rượu nihonshu (loại rượu nổi tiếng của Nhật Bản) hơn là rượu ngoại và họ thích các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản hơn là của phương Tây. 
Đây không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ. Đây chính là một biểu hiện của trách nhiệm công dân Nhật Bản. 
Những người giàu mới ở Nhật Bản hiểu được vị trí của họ trong xã hội và họ biết rằng đất nước Nhật Bản cần tiền của họ.
Tuy nhiên, giống như bao người giàu ở các quốc gia khác, người giàu ở Nhật Bản cũng thường né tránh việc để các tài sản của họ bị đánh thuế. Theo đó, họ cũng cố gắng giữ tài sản của họ ở nước ngoài. Tuy nhiên, sang năm nay, chính phủ Nhật Bản đã ra quy định, những người nào có tài sản vượt quá 50 triệu Yên thì phải báo cáo.
Một đặc điểm khác của những người giàu mới ở Nhật Bản đó là họ ý thức được sự giàu có. Đó chính là lý do những người giàu mới ở Nhật Bản thường giàu có bằng chính nỗ lực, ý tưởng và kỹ năng của họ. 
Thậm chí, những người được thừa kế tài sản thì họ cũng luôn cố gắng làm việc và tích lũy. Không có khái niệm "người giàu nhàn rỗi" ở Nhật Bản.
Trên thực tế, đối với con cái của những người giàu ở Nhật, những gì họ để lại cho con của họ không phải là nhiều tiền mà là những kỹ năng để kiếm tiền. Họ đặc biệt quan tâm đến việc mang đến cho con những cơ hội giáo dục tốt nhất, hiểu cách vận động của dòng tiền trong xã hội, cách kiếm tiền.
Theo nhà nghiên cứu Junji Hatoriya thuộc tổ chức Nomura Research, con cái của những người giàu có không nhất thiết phải kế thừa sự giàu có của họ hoặc mong đợi để kế thừa nó. Thay vào đó, chúng nhìn vào cha mẹ của mình và học hỏi.
Trong khi chỉ có 8% dân số có kinh nghiệm đầu tư, thì có tới 24% những đứa trẻ xuất thân từ gia đình có tài sản trên 100 triệu Yên có kinh nghiệm đầu tư, 52% có các danh mục đầu tư riêng.
Cũng theo Nomura, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên kinh nghiệm đầu tư cho con cái mình. 
Nomura định nghĩa “cặp đôi quyền lực” đó là những cặp đôi mà trong đó cả hai đều đi làm và kiếm 10 triệu Yên mỗi năm. Trong nhóm này, có đến 44% có kinh nghiệm đầu tư.
Một nghiên cứu khác của Nomura chính là người Nhật rất sành công nghệ. Dù họ là những người về hưu thì họ vẫn rất am hiểu công nghệ và họ dành một khối lượng lớn thời gian để online. Theo đó, họ hiểu được thế giới hoạt động ra sao và giáo dục về đầu tư thông qua internet thế nào.
Nomura ước tính có khoảng 8,8 triệu người Nhật thuộc nhóm sành công nghệ có tài sản trung bình khoảng 26 triệu Yên.
Tuyết Nhung (Theo Japan Times)
Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vén màn bí mật về cách tiêu tiền của giới nhà giàu Nhật Bản