Có đến 49% doanh nghiệp phản hồi rằng họ sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi về chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP. 42% doanh nghiệp cho rằng họ không chịu quá nhiều tác động và 9% doanh nghiệp còn lại có cái nhìn “bi quan” về TPP.

49% doanh nghiệp Việt lạc quan và 9% bi quan về TPP

Một Thế Giới | 14/10/2015, 22:06

Có đến 49% doanh nghiệp phản hồi rằng họ sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi về chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP. 42% doanh nghiệp cho rằng họ không chịu quá nhiều tác động và 9% doanh nghiệp còn lại có cái nhìn “bi quan” về TPP.

Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố khảo sát mới nhất về niềm tin của Doanh nghiệp Việt về tác động của những điều chỉnh về thuế sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định TPP.
Theo đó, có đến 49% doanh nghiệp lạc quan về TPP khi phản hồi rằng, họ sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi về chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại lịch sử này.
Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào một tương lai sáng lạn trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như hi vọng tích cực vào những đổi mới trong chính sách thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
Trong khi đó, có 42% doanh nghiệp lại cho rằng, họ không chịu quá nhiều tác động của những chính sách cải cách thuế sau khi TPP được thông qua. 
Cá biệt, có 9% số doanh nghiệp còn lại có cái nhìn “bi quan” khi nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực mà những cải cách thuế dựa trên hiệp định lịch sử này sẽ đem đến cho doanh nghiệp.
Có thể nói, sau 5 năm đàm phán, vào ngày 5.10.2015 vừa qua, Hiệp định thương mại tự do lịch sử TPP đã đi đến hồi kết tốt đẹp với việc hoàn tất các thỏa thuận giữa 12 nước thành viên, hứa hẹn đem đến cho kinh tế và xã hội Việt Nam những cơ hội phát triển mới. 
Các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ là những đối tượng theo dõi sát sao nhất từng vòng đàm phán ký kết của hiệp định này, bởi lẽ sẽ có những doanh nghiệp được hưởng lợi nhưng có những Doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải cố gắng nỗ lực phát triển hơn rất nhiều để “trụ hạng” trong cuộc cạnh tranh “nội – ngoại” khốc liệt ngay trên “sân nhà”. 
Khi TPP được ký kết, một trong những điều mà ai cũng có thể đoán biết được, đó chính là sự ảnh hưởng của nó đến hệ thống thuế hiện hành của Việt Nam, đặc biệt là thuế xuất nhập. 
Bên cạnh những doanh nghiệp cảm thấy hào hứng vì được hưởng lợi từ những thay đổi đó, thì cũng có rất nhiều những doanh nghiệp thấy e ngại vì phải chịu những tác động tiêu cực, hay những doanh nghiệp đứng ngoài vòng ảnh hưởng khi không chịu quá nhiều áp lực từ những thay đổi này. 
Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
49% doanh nghiệp Việt lạc quan và 9% bi quan về TPP