100 cựu tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao đã kêu gọi G7 trả tiền cho việc tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu để giúp ngăn chặn vi rút đột biến và trở lại như mối đe dọa thế giới.

Vì sao 100 cựu lãnh đạo thúc giục G7 trả tiền tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu?

Nhân Hoàng | 07/06/2021, 08:13

100 cựu tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao đã kêu gọi G7 trả tiền cho việc tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu để giúp ngăn chặn vi rút đột biến và trở lại như mối đe dọa thế giới.

G7 là nhóm 7 nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản.

Các cựu quan chức đã đưa ra lời kêu gọi của họ trước hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh bắt đầu vào ngày 11.6, khi Tổng thống Joe Biden sẽ gặp lãnh đạo Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản. 
Đây là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của lãnh đạo G7 sau gần 2 năm.

Trong bức thư gửi G7, các cựu lãnh đạo thế giới cho biết hợp tác toàn cầu đã thất bại vào năm 2020, nhưng năm 2021 có thể mở ra một kỷ nguyên mới.

"Sự hỗ trợ từ G7 và G20 giúp vắc xin dễ dàng tiếp cận với các nước thu nhập thấp và trung bình không phải là một hành động từ thiện, mà là vì lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia", bức thư viết.

Trong số những người ký thư có cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown và Tony Blair, cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban-Ki Moon và 15 cựu lãnh đạo châu Phi.

Họ cho biết G7 và các nhà lãnh đạo khác được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh cần đảm bảo chi trả số tiền lên tới khoảng 30 tỉ USD mỗi năm trong vòng 2 năm để chống lại đại dịch trên toàn thế giới.

Ông Gordon Brown nói: “Với G7, trả tiền không phải là từ thiện, mà là tự bảo vệ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đột biến và quay trở lại đe dọa tất cả chúng ta”.

"Chi phí chỉ 30 pence (0,43 USD) mỗi người mỗi tuần ở Anh, là mức giá nhỏ để trả cho chính sách bảo hiểm tốt nhất trên thế giới", cựu Thủ tướng Anh nói thêm.

100-cuu-lanh-dao-thuc-giuc-g7-chi-tien-tiem-vac-xin-cho-cac-nuoc-ngheo.jpg
Một cô gái được tiêm vắc xin Pfizer - BioNTech tại Trung tâm Y tế Belmont ở khu Harrow trong bối cảnh COVID-19 bùng phát ở London, Anh

Lời thỉnh cầu trên trùng hợp với một cuộc thăm dò từ Save the Children, tổ chức từ thiện đã tìm thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Canada với việc G7 chi trả 66 tỉ USD cần thiết cho vắc xin COVID-19 trên toàn cầu.

Tại Anh, 79% ủng hộ chính sách như vậy, trong khi 79% người Mỹ ủng hộ đề xuất này, cuộc thăm dò cho thấy. Sự ủng hộ thấp nhất ở Pháp, nơi 63% ủng hộ.

Hôm 5.6, Thủ tướng Anh - Boris Johnson cho biết sẽ tìm kiếm cam kết đạt mục tiêu tiêm chủng COVID-19 toàn cầu trong hội nghị thượng đỉnh trực tiếp của các nhà lãnh đạo G7.

Ông Johnson nói: "Tiêm chủng cho thế giới vào cuối năm 2022 sẽ là một kỳ tích vĩ đại nhất trong lịch sử y học... Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 đồng hành cùng chúng tôi để chấm dứt đại dịch khủng khiếp này và cam kết rằng chúng ta sẽ không bao giờ cho phép coronavirus tàn phá thêm một lần nào nữa".

Hôm 9.5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hiện có gần một chục quốc gia, phần lớn ở châu Phi, đang chờ vắc xin. Xếp cuối danh sách là Chad, Burkina Faso, Burundi, Eritrea, Tanzania.

Tình trạng chậm trễ và thiếu hụt nguồn cung khiến các quốc gia châu Phi tụt lại phía sau. Lục địa đen chỉ chiếm 1% lượng vắc xin cung cấp toàn cầu”, WHO cảnh báo.

Điều phối viên chương trình COVAX - Gian Gandhi khuyến cáo nơi không có vắc xin COVID-19 đem đến nguy cơ xuất hiện biến thể vi rút mới. Ông kêu gọi quốc gia giàu có nhượng lại vắc xin cho quốc gia đang đợi.

Ngày 5.6, các bộ trưởng tài chính từ G7 đã nhất trí về việc áp mức thuế tối thiểu toàn cầu để buộc các tập đoàn đa quốc gia trả ít nhất 15% thuế tại mỗi nơi mà họ có hoạt động kinh doanh.

Thỏa thuận được công bố tại London (Anh) giữa 7 quốc gia giàu có đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa nhằm đóng các lỗ hổng thuế quốc tế thường được sử dụng, vốn cho phép các công ty lớn nhất trên thế giới lách thuế trong và ngoài nước.

Thông báo chính thức thông qua chính phủ Anh gọi thỏa thuận này là "địa chấn", nói thêm rằng nó đồng nghĩa là "những gã khổng lồ công nghệ đa quốc gia lớn nhất sẽ trả phần thuế công bằng của họ tại các quốc gia mà họ hoạt động". Chính phủ Anh không nêu tên các công ty cụ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Sau thông tin này, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã ra dấu chấp thuận. Xem chi tiết tại đây.

Trong cuộc họp tại London, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Janet Yellen
nói rằng các quốc gia giàu nhất phải thúc đẩy việc tiêm chủng ở các nước nghèo không đủ khả năng mua vắc xin COVID-19.

Bà cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ rằng nên loại bỏ quyền sáng chế với vắc xin COVID-19, đồng thời nói Mỹ đang làm mọi cách để giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng đang ngăn cản việc triển khai các mũi tiêm ở những nơi khác trên thế giới.

Bài liên quan
Chia sẻ 80 triệu liều vắc xin COVID-19 cho thế giới, Mỹ quyết vượt Trung Quốc về ngoại giao vắc xin
Gần 30% trong số 25 triệu liều vắc xin đầu tiên được dành cho người nhận ở châu Á, bao gồm cả Ấn Độ và Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao 100 cựu lãnh đạo thúc giục G7 trả tiền tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu?