Nhiều năm qua, những ứng cử viên tổng thống Mỹ luôn tranh cãi về hàng loạt chủ đề như kinh tế, an ninh quốc gia, dân chủ, quyền con người... nhưng họ lại hoàn toàn bỏ lơ các vấn đề khoa học.

Vì sao các ứng viên tổng thống Mỹ không tranh cãi về khoa học?

Hà Ngọc Bách | 10/10/2016, 07:28

Nhiều năm qua, những ứng cử viên tổng thống Mỹ luôn tranh cãi về hàng loạt chủ đề như kinh tế, an ninh quốc gia, dân chủ, quyền con người... nhưng họ lại hoàn toàn bỏ lơ các vấn đề khoa học.

Thật kỳ lạ khi những người sẽ trở thành những nhà hoạch định chính sách có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giớilại không nói nhiều về vấn đề khoa học, một trong những vấn đề ảnh hưởng đến chúng ta hằng ngày.

Ngày 26.9 vừa qua, hai ứng viên tranh chức tổng thống Mỹ là Hillary Clinton và Donald Trump đã thực hiện cuộc tranh luận đầu tiên trong chuỗi 3 cuộc tranh luận trực tiếp của họ trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 8.11. Hai ứng viên tranh luận về hàng loạt chủ đề như "hướng đi của nước Mỹ trong tương lai", "làm thế nào để nước Mỹ đạt được sự thịnh vượng và "cách bảo vệ nước Mỹ".

Chỉ hai ngày sau (28.9), Viện Hải dương học Scripps đã thông báo rằng mức carbon trong khí quyển chính thức không thể xuống dưới 400 phần triệu (ppm). Đây là mức nồng độ CO2kỷ lục trong không khí - một dấu hiệu mà các nhà khoa học toàn cầu đã cảnh báo rằng sẽ mang lại những hậu quả kinh khủng như nước biển dâng, đại tuyệt chủng và axit hóa đại dương.

"Đây là cột mốc thực tế cho thấy việc con người đốt cháy nhiên liệu hóa thạch đã khiến nồng độ CO2 toàn cầu tăng lên120 ppm từ thời kỳ tiền công nghiệp", chuyên gia Pieter Tans thuộc Cơ quan Hải dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết.

Chưa hết, những đại dịch nguy hiểm mang tính toàn cầu như vi rútZika, vi rútcúm kháng kháng sinh... có thể đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại trên toàn cầu.Thế nhưng, tất cả những thông tin khoa học bức thiết trên lại không được các ứng viên tổng thống Mỹ ngó tới và tranh luận. Lý do của chuyện này khó có thể giải thích, nhưng cần nhắc lại câu chuyện sau đây.

Hồi năm 2007, Matthew Chapman, một tác giả và nhà biên kịch người Mỹ (cháuchắt của nhà khoa học Charles Darwin) cùng với Shawn Lawrence Otto đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cuộc "tranh luận khoa học" cho các ứng viên tranh chức tổng thống Mỹ. Cuộc tranh luận khoa họcsẽ là cuộc tranh luận trực tiếp thứ 4 của các ứng viên tranh chức tổng thống Mỹ năm 2008 là ông Barack Obama và ông John McCain.

Dự kiến, cuộc tranh luận thứ 4 này sẽ có mục đích chính là xem xét cam kết của các ứng cử viên tranh chức tổng thống Mỹ đối với cộng đồng khoa học và cách họ xây dựng chính sách dựa vào khoa học - ngoài những tài trợ cho NASA và Viện Y tế quốc gia mà các ứng viên tranh chức tổng thống Mỹ hay nhắc tới.

Ý tưởng về cuộc tranh luận khoa học nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ các nhà khoa học, những người đoạt giải Nobel, nghệ sĩ, nhà văn và cả dân thường. Nhưng cuộc tranh luận này khôngthể diễn ra khi các ứng viên tranh chức tổng thống Mỹ từ chối tham gia một hoạt động như vậy.

Otto, Chủ tịch Hội Khoa học Tranh luận, mới đây đã cho biết lý do chính để các ứng viên tranh chức tổng thống Mỹ phớt lờ một cuộc tranh luận về chủ đề khoa học. Theo ông, những ứng viên tổng thống Mỹ tin rằng "công chúng vô tư như họ" về vấn đề khoa học. Đồng thời, ông Otto cũng cho rằng lỗi phần lớn từ các đài truyền hình khi cho rằng khoa học là "nhàm chán và không thích hợp để tranh luận", bất chấp các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cuộc tranh luận này là "ý tưởng tích cực".

Theo Otto, lý do của sự bỏ lơ khoa học này không chỉ vì sự ít quan tâm đến khoa học của các chính trị gia và phương tiện truyền thông mà còn vì một nguyên nhân sâu xa hơn. Trong sách "Cuộc chiến khoa học" do chính ông Otto chủ biêncho rằng các ngành công nghiệp đã gây ra một "cuộc chiến khoa học" và "chính trị hóa khoa học" vì họ "nghi ngờ khoa học có thể đe dọa đến lợi ích của họ".

Một ví dụ của "cuộc chiến khoa học" là phần tranh luận ngắn của bà Clinton và ông Trump về biến đổi khí hậu toàn cầu. "Donald cho rằng biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp do Trung Quốc tung ra", bà Clinton cáo buộc.Ông Trump đã cực lực phủ nhận cáo buộc này, dù trước đó ông đã viết trên Twitter của mình rằng: "Khái niệm về sự nóng lên toàn cầu đã được Trung Quốc dựng nên để khiến ngành sản xuất của Mỹ không thể cạnh tranh". Trước đó,vào năm 2012 ông Trump cũng nhiều lần tuyên bố rằng ông không tin biến đổi khí hậu toàn cầu là do con người gây ra.

Marcia McNutt, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Mỹ ủng hộ ý tưởng của Matthew Chapman và Shawn Lawrence Otto khi đó đãtừng nói: "Nếu bạn nhìn vào phạm vi của những câu hỏi (do Hội Khoa học Tranh luận tập hợp và định dùng trong phiên Khoa học tranh luận giữa các ứng viên tổng thống Mỹ), chúng chạm vào rất nhiều khía cạnh liên quan đến chất lượng cuộcsống của chúng ta - những thứ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, nền kinh tế và nguồn lực trong tương lai. Chắc chắn sẽ là điều tốt lành cho nước Mỹ khi họ (ứng viên tranh chức tổng thống Mỹ) xem xét trả lời những câu hỏi này".

Thiên Hà
Bài liên quan
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7.12.2024 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí, nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống con người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao các ứng viên tổng thống Mỹ không tranh cãi về khoa học?