“Việc cung cấp hồ sơ của tổng thầu chưa đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến chứng chỉ minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất liên quan đến trang thiết bị của đoàn tàu để có cơ sở đánh giá an toàn hệ thống của đoàn tàu”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói.

Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể vận hành?

Bùi Trí Lâm | 03/10/2019, 11:13

“Việc cung cấp hồ sơ của tổng thầu chưa đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến chứng chỉ minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất liên quan đến trang thiết bị của đoàn tàu để có cơ sở đánh giá an toàn hệ thống của đoàn tàu”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói.

Tổng thầu chậm trễ

Trả lời báo chí về dự án đường sắt Cát Linh -Hà Đông tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, thực chất hiện trường thi công và lắp đặt dự án đã xong, từ xây lắp đến thiết bị đơn lẻ từng hệ thống, đoàn tàu vẫn đang chạy, hệ thống bán vé tự động cũng đã xem xét… Tuy nhiên,tồn tại lớn nhất là cung cấp các hồ sơ để bảo đảm an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật; sẽ có tư vấn độc lập, cụ thể ở đây là đơn vị của Pháp sẽ được sử dụng bởi họ có kinh nghiệm đánh giá.

“Việc cung cấp hồ sơ của tổng thầu chưa đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến chứng chỉ minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất liên quan đến trang thiết bị của đoàn tàu để có cơ sở đánh giá an toàn hệ thống của đoàn tàu”, ông Đông nói.

Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay, theo quy định, phải đánh giá xong mới chạy thử và kích hoạt hệ thống bán vé tự động, hệ thống thông tin chuyên nghiệp để điều động đoàn tàu, đoàn tàu chạy liên tục theo hệ thống… trong vòng 20 ngày. Sau đó mới đưa vào khai thác chính thức và phải tổ chức nghiệm thu. Nghiệm thu phải trên cơ sở hoàn thành những chứng chỉ đó.

Tồn tại này, Bộ GTVT cho biết đã tích cực làm việc với tổng thầu. Mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra hiện trường và có chỉ đạo về an toàn để đảm bảo theo yêu cầu, rồi sau đó sẽ đưa vào khai thác trên cơ sở đánh giá độc lập về nghiệm thu.

Trả lời về dự án nâng cấp sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, ông Đông cho haytrong cổ phần hoá năm 2016, ACV là công ty cổ phần và cảng hàng không được chia làm 2khu vực. Khu vực bay và khu vực các dịch vụ. Khu bay thuộc về Nhà nước.

Đối với trách nhiệm của Nhà nước sẽ bố trí nguồn vốn để đầu tư bảo dưỡng, nâng cấp cải tạo các đường băng, còn duy tu bảo trì thì Tổng Công ty vẫn đang được giao để đảm bảo an toàn bay. Nhưng đến khi nâng cấp, cải tạo và đến thời gian đại tu thì cần phần vốn của Nhà nước. Trong tháng 8, Thường trực Chính phủ đã họp và chúng tôi cho rằng phần vốn của Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư vẫn đang có những vướng mắc nhất định. Trước mắt, trên cơ sở xem xét thực tế, đã giao cho ACV ứng một khoản tiền.

Đối với nhà ga T3 thì mới đâyBộ cũng đã có kiến nghị. ACV thuộc Ủyban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, việc quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các hạ tầng sẽ do Ủyban giải quyết.

Thông tin SABECO bị bán cho Trung Quốc là sai sự thật

Trả lời về thông tin Tổng Công ty bia rượu nước giải khát (SABECO) bị bán cho Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, mọi thông tin liên quan đến việc SABECO bị bán cho Trung Quốc là không đúng sự thật. Hiện nay tại SABECO chỉ có 2 cổ đông chính là: Công ty TNHH MTV Vietnam Beverage nắm 53,59% và Bộ Công Thương đại diện vốn Nhà nước nắm 36% vốn điều lệ, các cổ đông khác nắm 10,41%.

Bộ Công Thương cho biết luôn ủng hộ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, trong đó có SABECO. Tuy nhiên, có thể thấy việc Bộ Công Thương đại diện phần vốn Nhà nước nắm 36% nhằm mục đích có quyền phủ quyết khi thấy rằng những chủ trương của doanh nghiệp đưa ra không phù hợp.

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đang có vốn tại nhiều tập đoàn, tổng công ty nên có việc phát tán những thông tin không đúng sự thật ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của doanh nghiệp đó, ảnh hưởng tới các cổ đông, tới nguồn thu của Nhà nước và ảnh hưởng tới sự hấp dẫn của chính các doanh nghiệp trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định cổ phần hoá. Do đó, Bộ Công Thương mong muốn các doanh nghiệp khi bị phát tán thông tin sai sự thật, đề nghị thu thập chứng cứ để báo cơ quan chức năng xử lý, ngăn chặn kịp thời

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể vận hành?