Động thổ, mua nhà, cưới hỏi, khai trương cửa hàng, mua xe… theo quan niệm của nhiều người đều là điều kiêng làm trong tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn. Điều này xuất phát từ tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” lâu dần trở thành phong tục.

Vì sao tháng 7 Âm lịch người ta kiêng mua nhà, động thổ, mua xe?

14/08/2019, 11:45

Động thổ, mua nhà, cưới hỏi, khai trương cửa hàng, mua xe… theo quan niệm của nhiều người đều là điều kiêng làm trong tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn. Điều này xuất phát từ tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” lâu dần trở thành phong tục.

Dưới góc nhìn tâm linh và dân gian, tháng 7 âm lịch được coi là tháng “cô hồn”. Bởi trong tháng này (từ mùng 2.7 – 14.7) cửa địa ngục mở để các vong hồn thoát ra vì thế, có những hồn sẽ nhũng nhiễu, quấy quả dương gian. Với câu chuyện truyền miệng đó, dân gian quan niệm rằng tháng Bảy là tháng ma quỷ hành hoành khắp nơi nên làm việc gì cũng không tốt. Đặc biệt là việc xây dựng, động thổ vì "động" vào phần đất, sẽ làm tăng khí âm.

Còn ở góc độ Tử vi, theo thuyết Âm dương ngũ hành thì tháng 1 hay tháng 7 âm lịch ứng với trục Dần Thân. Đây là trục đối xứng của chòm sao Tử Vi Thiên Phủ. Hai chòm này biểu tượng của vòng quay âm và dương. Nếu tháng 1 là tết của dương thế thì thán 7 được coi như tết của âm thế.

Trong khi đó, ở góc độ thời tiết, tháng 7 là tháng mưa nhiều nhất trong năm vì vậy, những việc như động thổ đào móng hay đổ mái khi gặp mưa xuống sẽ rất vất vả. Mưa nhiều cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng. Cũng vì lý do này mà nhiều gia đình không làm nhà, động thổ hay xây dựng.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy trong tháng này, các lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, chứng khoán, chuyển đổi công việc hoặc các giao dịch, mua sắm xe cộ… dường như ngưng trệ.

Tuy nhiên, dưới góc độ Phật giáo lại không có quan niệm này cũng như quan niệm về ngày tháng tốt - xấu. Chính vì vậy, việc kiêng kỵ như trên là phản khoa học. Ngoài ra, đạo Phật cũng không có chủ trương sát sinh hoặc đốt vàng mã để cúng cô hồn.

Trên một trang báo mạng, thượng tọa Thích Thanh Duệ cho rằng nguồn gốc sâu xa là do bị ảnh hưởng bởi khái niệm "Tết Quỷ" của Đạo giáo Trung Quốc. Ngày 15.7 Âm lịch là lễ Vu lan (báo hiếu cha, mẹ) của Phật giáo và khác hoàn toàn với "Tết Quỷ" của Trung Quốc. Theo tinh thần Phật giáo, tháng 7 là tháng báo hiếu của những người con đối với ông bà cha mẹ còn sống hoặc đã khuất. Trong tháng này, các chùa thường lập đàn tụng kinh Vu lan để cầu siêu cho ông bà cha mẹ đã quá vãng, giúp cho họ được siêu thoát.

Theo những giải thích trên thì việc những việc kiêng kỵ trong tháng Bảy Âm lịch cũng chỉ là "thói quen" hay "tâm lý" mà thôi. Xấu hay tốt là do quan niệm con người tự đặt ra.

Minh An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao tháng 7 Âm lịch người ta kiêng mua nhà, động thổ, mua xe?