Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada bị tác động bởi nhiều khó khăn, đặc biệt là 3 mặt hàng có nguy cơ lớn.

Vì sao thủy sản, dệt may... Việt Nam dễ bị đối thủ loại bỏ khỏi Canada?

Tuyết Nhung | 13/04/2023, 09:17

Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada bị tác động bởi nhiều khó khăn, đặc biệt là 3 mặt hàng có nguy cơ lớn.

Trong quý 1/2023, nhóm 10 mặt hàng chủ chốt của Việt Nam sang Canada vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn có thể bị tác động bởi nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan, đặc biệt là 3 lĩnh vực, mặt hàng có nguy cơ ảnh hưởng lớn là thủy sản, dệt may, tấm pin năng lượng mặt trời.

tom-1613266627131576526406.jpg

Bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada cho biết, trong bối cảnh thị trường thế giới tương đối ảm đạm, Canada vẫn là điểm sáng nhờ triển vọng thị trường khá khả quan. Canada là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khối G7, duy trì được tăng trưởng việc làm, khống chế được lạm phát, nhờ đó nhu cầu nhập khẩu của địa bàn vẫn được duy trì ở mức cao.

Theo số liệu sở tại, xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn vẫn tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong ASEAN sang địa bàn. Nhóm 10 mặt hàng chủ chốt của Việt Nam sang Canada vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao, trừ mặt hàng thuỷ sản giảm 26%. Da giày ghi nhận tốc độ tăng trưởng tới 122% so với cùng kỳ năm 2022. Các mặt hàng nông sản cũng có tốc độ tăng trưởng tốt, ở cả nhóm rau củ quả, gia vị và gạo. Gỗ nội thất cũng có xu hướng phục hồi so với 2022.

Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn có thể bị tác động bởi nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan, bà Trần Thu Quỳnh nhấn mạnh và cho rằng, Canada là thị trường có dung lượng thị trường trung bình do quy mô dân số nhỏ, có tiêu chuẩn cao, khoảng cách địa lý xa nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều.

Canada tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, vì vậy, có nhiều đối thủ cạnh tranh có cùng mặt hàng và lợi thế về thuế quan nên hàng hoá Việt Nam dễ bị thay thế kể cả khi đã vào được thị trường. Phong trào "Buy local" để giảm dấu chân carbon trong tiêu dùng được ủng hộ mạnh ở Canada cũng đang trở thành một hình thức gia tăng bảo hộ mới.

Bà Trần Thu Quỳnh cũng cảnh báo một số lĩnh vực mặt hàng có nguy cơ lớn trong thời gian tới. Cụ thể, mặt hàng dệt may có giá trị xuất khẩu vào thị trường Canada năm 2022 đạt khoảng 1 tỉ USD, kỳ vọng duy trì được mức tăng trưởng cao trong năm 2023 do các tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng nhóm hàng này vẫn đạt khoảng 10%.

Tuy nhiên, ngày 28.3, Canada đã công bố danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và GSP tăng cường kéo dài từ năm 2023- 2034. Việt Nam hiện đang được hưởng GSP tuy nhiên chỉ kéo dài đến ngày 31.12.2023. "Chúng tôi đang tìm hiểu khả năng Việt Nam tiếp tục được hưởng theo chế độ GSP tăng cường, việc này rất quan trọng với ngành dệt may Việt Nam", bà Trần Thu Quỳnh thông tin.

Theo ghi nhận của thương vụ, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada ngoài sử dụng form xuất xứ từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) rất nhiều doanh nghiệp sử dụng form xuất xứ theo ưu đãi GSP. Bởi lẽ, GSP cho phép dệt may Việt Nam sử dụng nguyên tắc xuất xứ từ cắt và may trở đi trong khi CPTPP quy định từ sợi trở đi. Nếu không được áp dụng GSP, nhiều sản phẩm của Việt Nam không đảm bảo vấn đề đầu vào. Đây thực sự là thách thức không nhỏ cho Việt Nam bởi danh sách được hưởng GSP lần này Canada vẫn gia hạn cho 1 số đối thủ cạnh tranh lớn cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam như Bangladesh, Campuchia.

Với mặt hàng tấm pin nhiên liệu mặt trời, Việt Nam hiện đang xuất khẩu khoảng 500 triệu USD giá trị mặt hàng này vào Canada, chiếm 27% thị phần. Việc Mỹ có khả năng áp thuế chống bán phá giá đối với các nước sử dụng nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời thì việc áp thuế này đối với sản phẩm của Việt Nam là hoàn toàn có thể.

Với mặt hàng thủy sản, khó khăn đối với mặt hàng của Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân Canada có xu hướng giảm dấu chân cacbon trong tiêu dùng và xu hướng quay về nhập khẩu sản phẩm từ khu vực Nam Mỹ. Mặt khác, Canada đang đẩy mạnh ký kết nhiều hiệp định thương mại ở khu vực Nam Mỹ, Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, như Ecuado, xa hơn sẽ là Indonesia...

Những thách thức này đã tác động lên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Canada, nguy cơ sụt giảm mạnh thị phần. Đây là điều doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý cả về chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh về giá đối với đối thủ, đặc biệt khi họ có hưởng lợi từ các hiệp định thương mại.

Bài liên quan
Sóc Trăng đẩy mạnh nuôi thủy sản theo mô hình công nghệ cao
Sóc Trăng là tỉnh có thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, chủ lực là cây lúa và con tôm. Năm 2022, xuất khẩu thủy sản của tỉnh vượt mốc 1 tỉ USD. Có kết quả đó một phần do tỉnh đã tăng cường đẩy mạnh nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, nhất là nuôi tôm nước lợ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao thủy sản, dệt may... Việt Nam dễ bị đối thủ loại bỏ khỏi Canada?