Theo kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, đa số các doanh nghiệp này đều khẳng định có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại thị trường nước ngoài trong năm tới. Trong đó, Việt Nam là điểm đến được các doanh nghiệp nước này lựa chọn nhiều nhất.

Việt Nam là điểm đến được DN Hàn Quốc lựa chọn nhiều nhất

Một Thế Giới | 07/11/2015, 05:34

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, đa số các doanh nghiệp này đều khẳng định có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại thị trường nước ngoài trong năm tới. Trong đó, Việt Nam là điểm đến được các doanh nghiệp nước này lựa chọn nhiều nhất.

Cụ thể, 49% trong tổng số 540 doanh nghiệp Hàn Quốc đã tham gia khảo sát về môi trường đầu tư tại 32 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 3% trong 3 năm qua đều khẳng định có kế hoạch phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong năm 2015 nhờ những cơ hội đang mở ra từ các thỏa thuận tự do hóa thương mại mà Việt Nam tham gia.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), tính chung trong 10 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Hàn Quốc tại Việt Nam là 6,221 tỉ USD. Như vậy, Hàn Quốc dẫn đầu trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, chiếm 31,3% tổng vốn.

Theo đó, các nhà đầu tư đến từ xứ sở kim chi đã đầu tư vào 16 lĩnh vực tại Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng số vốn là 5,633 tỉ USD, chiếm 90,5%.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hai với 3 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 200 triệu USD, chiếm 3,2%.

Đứng thứ ba là lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 94,2 triệu USD chiếm 1,5% tổng vốn đầu tư.

Trong 583 dự án cấp mới của Hàn Quốc tại Việt Nam 10 tháng qua, có tới 539 dự án được đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng có 249 lượt dự án đầu tư dưới hình thức này được điều chỉnh vốn; tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,973 tỉ USD, chiếm 96% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngoài ra, các dự án còn lại thuộc hình thức liên doanh, công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỉ lệ nhỏ.

Về địa bàn đầu tư, Bắc Ninh dẫn đầu trong số các tỉnh có vốn đầu tư từ Hàn Quốc với 5,973 tỉ USD, chiếm 96% tổng vốn đầu tư.

Một số dự án lớn của Hàn Quốc được cấp phép trong 10 tháng năm 2015 là dự án Công ty Samsung Display Việt Nam, dự án Heesung Electronics Việt Nam, dự án Công ty TNHH MTV điện gió Trà Vinh 1 (nhà máy điện gió Hàn Quốc - Trà Vinh giai đoạn I).

Như vậy, 10 tháng đầu năm 2015, cả nước có 1.657 dự án mới với tổng vốn đăng ký 12,42 tỉ USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra có 667 lượt dự án tăng vốn đầu tư thêm 6,86 tỉ USD, tăng trên 80%. Tổng vốn đầu tư tăng trên 40%, lên 19,29 tỉ USD. Trong đó, vốn giải ngân đạt 11,8 tỉ USD, tăng 16% so với cùng kỳ.

Số liệu cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 1.315 dự án, tương ứng số vốn gần 12,5 tỉ USD. Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất điện, bất động sản.

Hoàng Long

>> Yêu cầu Hà Nội, Hà Tĩnh khẩn trương giải quyết việc giáo viên bị cắt hợp đồng

>> Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản bàn về Biển Đông

>> Đề nghị không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông

Bài liên quan
Tác động lan tỏa của đầu tư công và xuất khẩu sang toàn bộ nền kinh tế chưa rõ ràng
Hoạt động xuất khẩu và đầu tư công chững lại, trong khi đó kỳ vọng về tác động lan tỏa của hoạt động đầu tư công và xuất khẩu sang toàn bộ nền kinh tế hiện chưa có triển vọng rõ ràng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Vùng đất đẹp phải ưu tiên sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
"Những vùng đất, vị trí đẹp, có lợi thế phải ưu tiên dành cho sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân", Thủ tướng nói.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam là điểm đến được DN Hàn Quốc lựa chọn nhiều nhất