Ngày 12.10, GS-TS Nguyễn Văn Kính, Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết Nhật Bản thử nghiệm một loại vắc xin ngừa sốt xuất huyết, bước đầu có hiệu quả phòng bệnh đối với cả 4 típ vi rút gây bệnh.

Việt Nam sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật Bản

Dạ Thảo | 13/10/2023, 09:21

Ngày 12.10, GS-TS Nguyễn Văn Kính, Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết Nhật Bản thử nghiệm một loại vắc xin ngừa sốt xuất huyết, bước đầu có hiệu quả phòng bệnh đối với cả 4 típ vi rút gây bệnh.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút dengue gây ra. Vi rút này xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh, trong đó chủ yếu là do muỗi aedes aegypti. Biến chứng sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong vì gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, dẫn đến sốc hoặc gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau.

GS-TS Nguyễn Văn Kính cho biết hiện nay đã có một số quốc gia thử nghiệm và cấp phép lưu hành vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn, nhất là với vi rút típ 2 gây bệnh sốt xuất huyết phổ biến. Tuy nhiên vừa qua, một loại vắc xin phòng sốt xuất huyết của Nhật Bản đang được thử nghiệm, bước đầu có hiệu quả phòng bệnh đối với cả 4 típ vi rút gây bệnh sốt xuất huyết.

benh-vien-y-hoc-co-truyen-trung-uong-3.jpg
Nhiều ca bệnh nhiễm sốt xuất huyết trở nặng do biến chứng - Ảnh minh họa

Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia thử nghiệm vắc xin này. Vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đối với các bệnh truyền nhiễm. Nhưng với vắc xin phòng sốt xuất huyết, cùng một liều tiêm có thể chỉ định cho cả người lớn và trẻ nhỏ, do đó cần phải thử nghiệm và có những đánh giá kỹ càng tác động sức khỏe trước khi áp dụng rộng rãi.

Tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, mỗi ngày Trung tâm Bệnh nhiệt đới tiếp nhận 30 - 50 ca sốt xuất huyết đến khám. Trong đó, có 15 - 20 ca nặng có dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện.

PGS-TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) nhận định tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến khá phức tạp. Đến nay, tại đây đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong, đa số do đến bệnh viện muộn với bệnh cảnh sốc giảm thể tích, rối loạn đông máu và suy đa phủ tạng. Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt cần theo dõi chặt như: Phụ nữ có thai, người đang mắc các bệnh nền như bệnh tim, phổi, ung thư, chạy thận nhân tạo...

Chuyên gia này cảnh báo, nhiều ca bệnh trở nặng do xử trí không đúng cách, hoặc bệnh nhân đến cơ sở y tế quá muộn. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đặc biệt lưu ý từ ngày thứ 4 - 5 trở đi, sẽ có hiện tượng máu cô đặc nếu không bù đủ dịch. Xét nghiệm công thức máu nếu thấy chỉ số hematocrite tăng trên 20% so với ban đầu tức là máu bị cô đặc, phải hết sức lưu ý trong vấn đề truyền dịch.

Trong trường hợp truyền dịch mà không có hiệu quả thì phải dùng dung dịch cao phân tử để kéo nước vào trong lòng mạch. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết nặng có dấu hiệu cảnh báo như: Đau bụng vùng gan, tiểu ít, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu, rong kinh, rong huyết ở nữ giới, xét nghiệm công thức máu tiểu cầu giảm nhanh hoặc hematocrit tăng nhanh.

Bài liên quan
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa miễn phí
Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, hàng loạt di tích lịch sử ở Hà Nội thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp du khách tới tham quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật Bản