Theo ông Vũ Thế Bình - Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, có 2 mục tiêu lớn cho Việt Nam từ 5 - 10 năm tới. Thứ nhất, đưa lượng truy cập Internet đến 30 - 40 triệu dân số còn lại (hiện nay có khoảng hơn 50 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 54% dân số). Thứ hai, xây dựng nền kinh tế, xã hội trên Internet.

VIF 2017: Công nghệ số cho những điều tốt đẹp

Thu Anh | 27/11/2017, 16:31

Theo ông Vũ Thế Bình - Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, có 2 mục tiêu lớn cho Việt Nam từ 5 - 10 năm tới. Thứ nhất, đưa lượng truy cập Internet đến 30 - 40 triệu dân số còn lại (hiện nay có khoảng hơn 50 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 54% dân số). Thứ hai, xây dựng nền kinh tế, xã hội trên Internet.

Ngày 27.11 tại Hà Nội, Diễn đàn Internet Việt Nam 2017 (VIF 2017) với chủ đề “Công nghệ số cho những điều tốt đẹp” được Đại sứ quán Thụy Điển cùng Bộ TT&TT đồng tổ chức.Lầnđầu tiên tổ chức, VIF 2017 hướng tới cung cấp nền tảng để trao đổi cho việc tận dụng Internet như một phương thức cung cấp thông tin, thúc đẩy sự phát triển và mở ra những cơ hội mới cho tất cả các thành phần trong xã hội.

Việt Nam có hơn 50 triệu người sử dụng Internet

Chia sẻ về những kinh nghiệm phát triển và quản trị Internet tại Thụy Điển, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam -ngàiPereric Högberg cho biết việc đầu tiên đó là Chính phủ Thụy Điển luônđảm bảo tối ưu hóa việc người dân tiếp cận thông tin Internet.

Thứ hai, bên cạnh các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng luôn đổi mới sáng tạo những công nghệ mới nhất, đồng thời nỗ lực thay đổi để ứng dụng những công nghệ này… Thứ ba, Thụy Điển luôn thúc đẩy việc cởi mở công khai, minh bạch, tiếp cận thông tin cho tất cả mọi người choxã hội.

Ông Vũ Thế Bình – Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam phát biểu tại sự kiện - Ảnh: Thu Anh

Về phía Việt Nam, ông Vũ Thế Bình – Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam nhấn mạnh: “20 năm qua, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng và công nghệ Internet. Tốc độ phát triển nhanh đem đến nhiều lợi ích, đi kèm theo đó là những vấn đề rủi ro khác như cách hành xử trên Internet, việc cung cấp dữ liệu thông tin trái phép...”.

Theo ông Bình, có 2 mục tiêu lớn cho Việt Nam từ 5 – 10 năm tới. Thứ nhất, đưa lượng truy cập Internet đến 30 – 40 triệu dân số còn lại (hiện nay có khoảng hơn 50 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 54% dân số). Thứ hai, xây dựng nền kinh tế, xã hội trên Internet.

Vì vậy, Diễn đàn Internet lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam dưới sự phối hợp cùng Đại sứ quán Thụy Điển là bước tiến quan trọng trong việc xây dựngnền kinh tế số trên Internet, cũng như xây dựng những chuẩn mực giao tiếp, chuẩn mực hành vi trên mạng Internet.

Khủng hoảng tin giả

Dựa trên ý tưởng của Diễn đàn Internet Stockholm, sự kiện lần này tại Hà Nội diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 20 năm Internet xuất hiện tại Việt Nam. Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Việt Nam – ông Michael Croft cho rằng việc chia sẻ kiến thức và thông tin, đặc biệt thông qua CNTT truyền thông và Internet có khả năng biến đổi các nền kinh tế số.

Với báo chí, sự phát triển của Internet trong những năm qua đã đưa đến nhiều thách thức. Trước đó, trong tọađàm “Internet – nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số”, ông Lê Quốc Minh - Phó TGĐ Thông tấn xã Việt Nam, Tổng biên tập báo điện tử Vietnamplus đã đề cập đến vấn nạn tin giả.

Theo ông Minh, trong cơn bão phát triển Internet, bên cạnh những nội dung hay, nội dung tốt, câu chuyện vềtin tức giả (fake news) đang trở thành cuộc khủng hoảng. Hơn bao giờ hết, trong khó khăn, trách nhiệm của báo chí là cần phải giành lại niềm tin để đến được với độc giả và duy trì giá trị cốt lõi của báo chí: đưa sự thật đến với độc giả.

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam -ngàiPereric Högbergtrả lời những câu hỏi của báo chí (phải)- Ảnh: Thu Anh

Trả lời báo chí về vấn nạn tin giả trong thời kỳ này, Đại sứ Thụy Điển chia sẻ: “Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, vai trò của nhà báo, đặc biệt là vai trò của Tổng biên tập rất quan trọng. Bởi Tổng biên tập là người đứng giữa những luồng thông tin, những nhóm đại diện khác nhau… nên Tổng biên tập phải thật sự mạnh mẽ, độc lập, đại diện cho những thông tin nóng bỏng, thời sự”.

Theo Đại sứ, các cơ quan báo chí, truyền thông của Thụy Điển đã hình thành một nhóm kiểm tra lại thông tin, sự việc cùng với nhau và có sự tham gia của các khán, thính giả cùng các cơ quan, đối tác liên quan… để có được bức tranh rõ ràng, chính xác nhất về vụ việc xảy ra.

Bên cạnh đó, Đại sứ Thụy Điển cũng đưa ra lời khuyên: “Tất cả chúng ta đang sử dụng mạng xã hội, vì vậy trước khi cung cấp thông tin trên mạng xã hội, trên diễn đàn, người dùng nên suy nghĩ thấu đáo để thông tin đó có ích cho việc cung cấp thông tin minh bạch…”.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VIF 2017: Công nghệ số cho những điều tốt đẹp