Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20.11.2020 đạt 26,4 tỉ USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn FDI đạt 26,4 tỉ USD trong 11 tháng

Lam Thanh | 29/11/2020, 14:08

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20.11.2020 đạt 26,4 tỉ USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn FDI đạt 26,4 tỉ USD

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), các bộ, ngành và địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình với mục tiêu thực hiện tối đa kế hoạch vốn được giao trong năm 2020.

fdi.jpg
Vốn FDI vào Việt Nam giảm so với cùng kỳ 

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11 ước tính đạt 10,6% so với kế hoạch năm 2020. So với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11 và 11 tháng năm nay tiếp tục đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2020.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11.2020 ước tính đạt 54,5 nghìn tỉ đồng, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương quản lý 11 nghìn tỉ đồng, tăng 51,3%; vốn địa phương quản lý 43,5 nghìn tỉ đồng, tăng 34%.

Tính chung 11 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 406,8 nghìn tỉ đồng, bằng 79,3% kế hoạch năm và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 79,2% và tăng 7%), cụ thể: Vốn Trung ương quản lý đạt 73,1 nghìn tỉ đồng, bằng 79,5% kế hoạch năm và tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 333,7 nghìn tỉ đồng, bằng 79,3% và tăng 28,7%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20.11.2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,4 tỉ USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó có 2.313 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13,6 tỉ USD, giảm 33,5% về số dự án và giảm 7,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 1.051 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,3 tỉ USD, tăng 7,8%.

Có 5.812 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn đạt 6,5 tỉ USD, giảm 41,8%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.535 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp gần 2,7 tỉ USD và 4.277 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị hơn 3,8 tỉ USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng ước tính đạt 17,2 tỉ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng năm 2020 có 114 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 316,4 triệu USD; có 30 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 174 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 11 tháng đạt 490,4 triệu USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.

Chi trả nợ lãi 91 nghìn tỉ đồng

Thu ngân sách 15 ngày đầu tháng 11.2020 ước tính đạt 29 nghìn tỉ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ tháng 10.2020 do một số khoản thu phát sinh theo quý đã nộp vào tháng trước.

Chi ngân sách đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn và hỗ trợ kịp thời cho người dân khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.11.2020 ước tính đạt 1,18 triệu tỉ đồng, bằng 78,4% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 1 triệu tỉ đồng, bằng 79,2%; thu từ dầu thô 30,5 nghìn tỉ đồng, bằng 86,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 153,5 nghìn tỉ đồng, bằng 73,8%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.11.2020 ước tính đạt 1,32 triệu tỉ đồng, bằng 75,7% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 884,3 nghìn tỉ đồng, bằng 83,7%; chi đầu tư phát triển 338,3 nghìn tỉ đồng, bằng 71,9%; chi trả nợ lãi 91,5 nghìn tỉ đồng, bằng 77,4%.

Bài liên quan
FDI ở Việt Nam chưa lan tỏa như kỳ vọng
Doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, khoảng 20 - 25% GDP, đóng góp trên 15% thu ngân sách. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp này cũng có một số hạn chế, thậm chí là tiêu cực, như vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển giá, vốn thực hiện thấp hơn rất nhiều so với vốn đăng ký, sử dụng tài nguyên lãng phí...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vốn FDI đạt 26,4 tỉ USD trong 11 tháng