Sau vụ việc bài báo của 2 tác giả Việt Nam bị rút khỏi SpringerPlus, PGS.TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, sắp tới nhà trường sẽ xúc tiến thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu khoa học.

Vụ bài báo của 2 tác giả VN bị rút khỏi SpringerPlus là một sai lầm đáng tiếc

Một Thế Giới | 29/10/2014, 11:01

Sau vụ việc bài báo của 2 tác giả Việt Nam bị rút khỏi SpringerPlus, PGS.TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, sắp tới nhà trường sẽ xúc tiến thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu khoa học.

>> Tác giả bài báo bị rút khỏi SpringerPlus xin lỗi và thừa nhận sai lầm
Tuân thủ quy chuẩn quốc tế là tất yếu

Theo PGS.TS Phong, đây là “một bước” để hoàn thiện quy trình xét duyệt bắt buộc trong các thử nghiệm khoa học trên đối tượng con người và động vật, bao gồm các nghiên cứu trong lĩnh vực Y sinh và xã hội, tuân thủ các quy định y đức Việt Nam và tuyên bố Helsinki.

Ngoài ra, nhà trường tiếp tục hoàn thiện các quy trình quản lý về các đề tài và các công bố khoa học từ mọi nguồn tài trợ đối với giảng viên và nghiên cứu viên trong trường, trên tinh thần tôn trọng “tự do học thuật” nhưng vẫn đảm bảo theo quy chuẩn quốc tế và quy định của nhà trường.

Theo PGS.TS Phong, hiện nay, nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ chính của giảng viên trường. Giảng viên phải công bố ít nhất một bài báo quốc tế, hoặc hai bài báo trong nước trong một năm. Các tác giả, nhà nghiên cứu có trách nhiệm tuân thủ các quy định quốc tế và quy định của tạp chỉ mình gửi đăng. Theo đó, thời gian làm việc của một giảng viên được chia theo tỉ lệ: 45% tập trung giảng dạy, 35% tập trung nghiên cứu khoa học, 20% tập trung cho phục vụ (mang nghiên cứu ra cộng đồng, xã hội…).

“Chúng tôi khuyến khích mọi nghiên cứu khoa học và thời gian tới sẽ có thêm nhiều hỗ trợ hơn nữa để giảng viên có thể an tâm giảng dạy và nghiên cứu, về cả thời gian phù hợp, cơ sở vật chất, tài liệu tra cứu…”, PGS.TS Phong nói.

Có thể bạn quan tâm:

>>Trường Sa có giống, loài san hô giàu nhất biển Đông
>>Đề nghị đình chỉ hợp đồng mua bán điện đập Xayaburi

>>Nền giáo dục tốt cần ba yếu tố: tự chủ tài chính, tự trị quản lý và tự do học thuật

Nhìn nhận về vụ việc bài báo của giảng viên trường, TS Nguyễn Văn Toàn, bị rút khỏi SpringerPlus, PGS.TS Phong thẳng thắn: “đây là một sai lầm đáng tiếc của tác giả, tuy nhiên, vụ việc cũng là kinh nghiệm quý báu để nhà trường hoàn thiện chính sách quản lý, hỗ trợ công bố khoa học của cán bộ giảng viên”.

“Lỗ hổng” hội đồng đạo đức

Thực tế trong quy trình đăng một bài báo khoa học nói chung và một bài báo khoa học trong nghiên cứu y sinh nói riêng trên một tạp chí quốc tế, một tạp chí (dù không có impact factor, hoặc không có impact factor cao) khi chấp nhận đăng một bài báo bao giờ cũng theo quy trình nghiêm ngặt. 
Trước khi đăng, tác giả phải đáp ứng các yêu cầu cần có (trong trường hợp nghiên cứu y sinh như bài báo của TS Nguyễn Văn Toàn thì phải có sự thông qua của hội đồng đạo đức).

Sau đó, bài báo sẽ được chuyển tới những người đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu đó bình duyệt độc lập. Khi các nhà bình duyệt (peer-reviewer, thường là 2 người) này sẽ xem về chất lượng, nội dung công trình, và quyết định không chấp nhận (reject), đăng bài, hoặc phải sửa lại trước khi đăng.

Từ đó, tạp chí mới quyết định và tác giả mới làm tiếp giấy tờ cần thiết. Những tạp chí có chất lượng (như có impact factor cao) sẽ có những xét duyệt, yêu cầu gắt gao hơn những tạp chí chất lượng thấp.

Bài báo của TS Toàn vừa bị SrpingerPlus rút có nội dung về điều trị hen suyễn bằng các chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên. Theo thông tin từ SpringerPlus, bài báo bị rút không phải do đạo văn, mà do vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học, tức là bài báo đã không có sự chấp nhận của Hội đồng đạo đức (của cơ quan chủ quản, nơi tác giả làm việc).

Theo thông tin Một Thế Giới nắm được, thực tế nay, rất ít trường ĐH, các đơn vị nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay có Hội đồng đạo đức.

Lê Quỳnh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ bài báo của 2 tác giả VN bị rút khỏi SpringerPlus là một sai lầm đáng tiếc