Hôm nay (28.10), ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức họp báo về vụ việc bài báo của 2 tác giả TS Nguyễn Văn Toàn và Trần Thị Hạnh bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus.

Diễn tiến mới vụ bài báo của 2 tác giả VN bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus

Một Thế Giới | 28/10/2014, 10:37

Hôm nay (28.10), ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức họp báo về vụ việc bài báo của 2 tác giả TS Nguyễn Văn Toàn và Trần Thị Hạnh bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus.

TS Nguyễn Văn Toàn hiện là giảng viên khoa Công nghệ sinh học, ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Trần Thị Hạnh là đồng tác giả của bài báo, cũng là vợ TS Toàn.

Bài báo vừa bị SrpingerPlus rút có nội dung về điều trị hen suyễn bằng các chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên. Theo thông tin từ SpringerPlus, bài báo bị rút không phải do đạo văn, mà do vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học và có dấu hiệu mạo nhận.
>>  Một bài báo của 2 tác giả Việt Nam vừa bị rút khỏi tạp chí quốc tế
>> ĐH Quốc tế TP.HCM nói gì về bài báo của giảng viên trường bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus?
Tuy nhiên, sau khi vụ việc xảy ra, bên cạnh vấn đề y đức trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, cộng đồng khoa học trong nước cũng dấy lên câu hỏi về chất lượng đề tài nghiên cứu. Nguyên nhân do chuyên môn hiện nay của TS Toàn ít “liên quan” đến nội dung nghiên cứu này.  

Theo thông tin chúng tôi có được từ lý lịch khoa học của TS Toàn, TS Toàn lấy bằng cử nhân ngành Nuôi trồng thủy sản, ĐH Thủy sản Nha Trang, bằng của học viện Công nghệ Châu Á (Asian Institute of Technology) tại Thái Lan và bằng tiến sĩ về Sinh học vật liệu tại ĐH West of England, Anh.

Có thể bạn quan tâm: 

>>Trường Sa có giống, loài san hô giàu nhất biển Đông

>>“Việt Nam sản xuất được tàu ngầm quân sự” 

>> TS Nguyễn Thành Sơn: Sạt lở đê hồ thải quặng bô xít Tân Rai cho thấy TKV rất chủ quan

>>Đề nghị đình chỉ hợp đồng mua bán điện đập Xayaburi

>>Nền giáo dục tốt cần ba yếu tố: tự chủ tài chính, tự trị quản lý và tự do học thuật

Tuy nhiên, theo trao đổi của TS Toàn với Một Thế Giới, ông được học và tiếp cận với Y học cổ truyền từ rất trẻ. Qua bài báo, TS Toàn “muốn lấy kiến thức gia truyền và cổ truyền của dân tộc ta cộng với kiến thức khoa học hiện đại để kết hợp theo kiểu "Đông Tây kết hợp" nhằm có cách tiếp cận với các bệnh mãn tính nói chung và bệnh hen suyễn nói riêng để có thể có kết quả giúp chữa bệnh tốt hơn”.
Từng chia sẻ về chuyện này, PGS.TS Hồ Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, nói: “Từ khi có sự việc xảy ra, bắt đầu bằng các bài báo trên mạng rồi thì báo chí viết bài và các mạng xã hội cũng lần lượt đăng tải vào thảo luận, Trường ĐH Quốc tế và bản thân tôi đã tiến hành một số việc như là: tìm hiểu, trao đổi với TS Toàn, biên tập viên của tạp chí SpringerPlus, thầy hướng dẫn của anh Toàn (GS Steven Neill thuộc ĐH West of England); và trường cũng đã có một tiểu ban độc lập để tìm hiểu. Sau khi có đủ thông tin và luận cứ, chúng tôi sẽ có thông báo chính thức.

Cá nhân tôi vẫn nghĩ Đông Y vẫn có những cái hay, độc đáo của nó. Một nền Y học tồn tại hàng nghìn năm chắc chắn phải có nhiều điều hay và nếu chúng ta làm được gì để quảng bá và để nền Y học này phát triển là một công lao to lớn, cái quý ở nghiên cứu của anh Toàn là chỗ này. Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận là để nghiên cứu như thế được rộng rãi mọi người chấp nhận thì phải theo những chuẩn mực quốc tế (mà Helsinki Declaration là một) và các phương cách đối sánh khoa học (như phương pháp RCT),…

Tôi nghĩ, đã sai thì phải chịu trách nhiệm, sai đến đâu thì chịu trách nhiệm đến đó”.

Một Thế Giới sẽ tiếp tục cập nhật thông tin buổi họp báo về vụ bài báo của 2 tác giả Việt Nam bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus.


Lê Quỳnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng, hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5.2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Diễn tiến mới vụ bài báo của 2 tác giả VN bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus