Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tính đến tháng 5.2021, khoảng 80.000 – 180.000 nhân viên y tế có thể đã thiệt mạng vì COVID-19. WHO cũng khẳng định nhân viên y tế phải được ưu tiên tiêm vắc xin đầy đủ.

WHO: Đến tháng 5.2021 có thể 180.000 nhân viên y tế toàn cầu đã chết vì COVID-19

Đan Thuỳ | 22/10/2021, 07:05

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tính đến tháng 5.2021, khoảng 80.000 – 180.000 nhân viên y tế có thể đã thiệt mạng vì COVID-19. WHO cũng khẳng định nhân viên y tế phải được ưu tiên tiêm vắc xin đầy đủ.

Một báo cáo của WHO hôm 21.10 ước tính rằng, khoảng 80.000 đến 180.000 người trong số 135 triệu nhân viên y tế trên thế giới có thể đã thiệt mạng vì COVID-19 từ tháng 1.2020 đến tháng 5.2021.

Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết các nhân viên y tế cần phải được chủng ngừa để chống lại COVID-19, đồng thời cũng lên án việc bất bình đẳng trên toàn cầu trong việc triển khai vắc xin.

“Dữ liệu từ 119 quốc gia cho thấy trung bình cứ 5 nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu thì có 2 người được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ. Nhưng con số này đã che giấu sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực và các nhóm kinh tế.

Ở châu Phi, cứ 10 nhân viên y tế thì chưa đến một người được tiêm vắc xin đầy đủ. Trong khi đó, ở hầu hết các nước thu nhập cao, hơn 80% nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin đầy đủ. Chúng tôi kêu gọi tất cả quốc gia phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia đều phải được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19, bên cạnh các nhóm nguy cơ khác”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

_121172388_gettyimages-1232452071.jpeg
Nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu phải là nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin đầy đủ - Ảnh: Internet

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng hơn 10 tháng kể từ khi liều vắc xin COVID-19 đầu tiên được WHO phê duyệt, hàng triệu nhân viên y tế vẫn chưa được tiêm phòng là một “bản cáo trạng” với các quốc gia và công ty kiểm soát việc cung cấp vắc xin trên toàn cầu.

Annette Kennedy, Chủ tịch Hội đồng Y tế Quốc tế, cho biết tổ chức này rất tiếc thương trước sự ra đi của rất nhiều nhân viên y tế.

“Rất nhiều người đã thiệt mạng trong khi chúng tôi đã có thể cứu được họ. Đó là một bản cáo trạng gây sốc của các chính phủ về việc họ thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ các nhân viên y tế, những người đã hy sinh cả mạng sống của mình. Họ bị tàn phá, kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần”, bà Annette Kennedy nói.

WHO muốn mỗi quốc gia tiêm vắc xin COVID-19 cho 40% dân số vào cuối năm nay nhưng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết 82 nước đang có nguy cơ không đạt được chỉ tiêu đó, chủ yếu là do nguồn cung vắc xin không đủ.

Đại dịch COVID-19 đã giết chết hơn 4,9 triệu người kể từ khi bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12.2019, trong đó có hơn 243 triệu ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO: Đến tháng 5.2021 có thể 180.000 nhân viên y tế toàn cầu đã chết vì COVID-19