Hôm 21.10, Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) cho biết dữ liệu từ một thử nghiệm giai đoạn 3 đã chứng minh hiệu quả cao của liều tăng cường vắc xin COVID-19 chống lại vi rút, bao gồm cả biến thể Delta.

Pfizer báo hiệu quả liều vắc xin COVID-19 tăng cường trong thử nghiệm với 10.000 người

Sơn Vân | 21/10/2021, 20:37

Hôm 21.10, Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) cho biết dữ liệu từ một thử nghiệm giai đoạn 3 đã chứng minh hiệu quả cao của liều tăng cường vắc xin COVID-19 chống lại vi rút, bao gồm cả biến thể Delta.

2 công ty cho biết một thử nghiệm với 10.000 người tham gia từ 16 tuổi trở lên cho thấy hiệu quả chống lại bệnh là 95,6%, trong thời kỳ mà chủng Delta phổ biến. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 53 tuổi, với 55,5% người từ 16 đến 55 tuổi và 23,3% ở 65 tuổi trở lên.

Pfizer nói hiệu quả vắc xin của họ giảm theo thời gian, trích dẫn một nghiên cứu cho thấy hiệu quả 84% so với mức đỉnh 96% trong 4 tháng sau khi nhận liều thứ hai. Một số quốc gia đã đi trước với kế hoạch tiêm liều vắc xin tăng cường.

Pfizer - BioNTech nói thời gian trung bình giữa liều thứ hai và mũi tiêm nhắc lại hoặc giả dược trong nghiên cứu là khoảng 11 tháng. Kết quả chỉ có 5 trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong nhóm nhận liều vắc xin tăng cường, so với 109 người ở nhóm được tiêm giả dược.

"Những kết quả này cung cấp thêm bằng chứng về lợi ích của liều vắc xin Pfizer tăng cường khi chúng tôi hướng tới mục tiêu giữ cho mọi người được bảo vệ tốt chống lại căn bệnh này", Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla nói.

Nghiên cứu cũng cho thấy liều tăng cường vắc xin Pfizer - BioNTech có hồ sơ an toàn tốt.

Hai công ty cho biết sẽ gửi kết quả chi tiết của thử nghiệm trong thời gian sớm nhất có thể để Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) và các cơ quan quản lý khác xem xét.

Nhà phân tích Michael Yee của ngân hàng đầu tư Jefferies cho biết kết quả thử nghiệm bổ sung thêm dữ liệu rằng liều vắc xin tăng cường có thể giúp bảo vệ lâu dài khỏi nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng.

FDA và EMA đã cho phép tiêm liều vắc xin Pfizer – BioNTech hay Moderna thứ ba cho những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, những ai có khả năng bảo vệ yếu hơn khỏi phác đồ hai liều.

pfizer-bao-hieu-qua-lieu-vac-xin-covid-19-tang-cuong-trong-thu-nghiem-voi-10000-nguoi.jpg
Pfizer  - BioNTech báo cáo hiệu quả cao của liều vắc xin COVID-19 tăng cường COVID-19

Nghiên cứu lớn khác được thực hiện ở Israel cho thấy vắc xin Pfizer - BioNTech có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm vi rút và các bệnh COVID-19 có triệu chứng từ biến thể Delta cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi.

Các phát hiện được công bố trên Tạp chí Y học New England, có thể sẽ cung cấp thêm sự đảm bảo rằng vắc xin Pfizer - BioNTech có hiệu quả chống lại các biến thể ở những người trẻ tuổi khi Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) xem xét cấp phép sử dụng vắc xin cho trẻ em 5 - 11 tuổi.

Nghiên cứu cho thấy hiệu quả ước tính của vắc xin chống lại nhiễm vi rút SARS-CoV-2 ở thanh thiếu niên là 90% và 93% chống lại COVID-19 có triệu chứng, vào ngày thứ 7 đến ngày 21 sau khi tiêm liều thứ hai.

Tổ chức chăm sóc sức khỏe Clalit (Israel) và các nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard (Mỹ) đã xem xét dữ liệu từ 94.354 người nhận vắc xin Pfizer - BioNTech từ 12 đến 18 tuổi được kết hợp với một số thanh thiếu niên chưa được tiêm chủng cùng một nhóm tuổi.

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 9.2021, khi biến thể Delta chiếm ưu thế ở Israel.

Trong tuyên bố vào cuối ngày 20.10, Clalit cho biết nghiên cứu này là một trong những đánh giá đồng cấp lớn nhất được thực hiện trong nhóm 8 - 12 tuổi về hiệu quả vắc xin chống lại biến thể Delta.

Bài liên quan
Cố vấn y tế chính của ông Biden nói về tiêm tăng cường liều Moderna/Pfizer cho người nhận vắc xin J&J
Những người nhận vắc xin COVID-19 của Johnson & Johnson liều đơn không nên lo lắng về hiệu quả thấp hơn của mũi tiêm tăng cường đã được khuyến nghị, cố vấn y tế trưởng Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, nói với nhà báo Martha Raddatz của chương trình ABC “This Week”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Pfizer báo hiệu quả liều vắc xin COVID-19 tăng cường trong thử nghiệm với 10.000 người