Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam đang có sự sụt giảm mạnh, điển hình là Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,35 triệu tấn và 613,8 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh

Trí Lâm | 27/10/2016, 17:00

Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam đang có sự sụt giảm mạnh, điển hình là Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,35 triệu tấn và 613,8 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Tháng 9 vàtháng 10năm 2016 thực sự là những gam màu không mấy tươi sáng của bức tranh lúa gạo Việt Namkhi chứng kiến nhiều sự sụt giảm. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, nếu không có đột phá về thị trườngxuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 thì kế hoạch 6,5 triệu tấn sẽ giảm mạnh còn khoảng 5,7 triệu tấn theo đường chính ngạch

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 năm nay ước đạt 368.000 tấn với giá trị đạt 164 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến nay ước đạt 4,2 triệu tấn, đạt 1,9 tỉ USD.

Tuy nhiên, một số thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam đang có sự sụt giảm mạnh. Điển hình là Trung Quốc, thị trường lớn nhất nhập gạo Việt Nam (35,4% thị phần). Trong 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,35 triệu tấn và 613,8 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Không riêng Trung Quốc, thị trường Mỹ cũng đã có những cảnh báo đối với gạo Việt. Số liệu của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ rõ, tính từ năm 2012 đến tháng 8.2016, có tổng số 16 doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam bán sang thị trường này bị trả về với tổng số 412 container, tương ứng gần 10.000 tấn gạo bị trả về.

Cũng vì lý do này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có khuyến cáo đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào thị trường Mỹ cần phải cẩn trọng hơn trong vấn đề chất lượng (nhất là dư lượng thuốc trừ sâu) nếu không muốn mất thị trường này.

Trong cuộc trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới mới đây, GS Võ Tòng Xuân cho hay, gạo Việt muốn có được vị trí cao ở các thị trường thế giới cần phải có ưu thế về chất lượng cũng như sự an toàn.Ông Xuân cho hay, hiện nay, chất lượng gạo Việt Nam chưa có gì cải tiến trong khi dư lượng thuốc trừ sâu đã lên mức báo động. Nhà nước cần phải thắt chặt quản lý tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không thể để nông dân thoải mái sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay.

“Các quốc gia trên thế giớihọ rất chú trọng đến sức khỏe nên không chấp nhận có sự hiện diện của một chất độc hại nào trong bữa ăn. Gạo xuất sang các quốc gia này đều phải là gạo sạch, hóa chất vượt ngưỡng là sẽ bị trả về. Nếu chúng ta chỉ chú trọng vào sản lượng mà không chú ý chất lượng thì gạo Việt không thể cạnh tranh nổi” – GS Võ Tòng Xuân nói.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, Việt Nam cũng cần phải xây dựng cho gạo Việt một thương hiệu riêng, có chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng để cạnh tranh với thế giới, thiết lập quyền sở hữu trí tuệ để không nước nào có thể bắt bẻ được.

Theo GS Võ Tòng Xuân, Việt Nam cần phải học Thái Lan, chuyển sang chiến lược sản xuất lúa gạo chất lượng cao bằng công nghệ kỹ thuật cao. Để quản lý hiệu quả chất lượng lúa gạo, cần kiểm soát thông qua doanh nghiệp, bắt buộc các doanh nghiệp phải xem lại quy trình sản xuất lúa gạo có đảm bảo mới được thu mua.

Mới đây, trước tình hình xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2016 còn gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015, việc thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa chậm và giá lúa gạo có xu hướng giảm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam rà soát tình hình thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, đề xuất giải pháp cụ thể, tích cực nhất để thu mua lúa gạo, tập trung ở vùng ĐBSCL.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh