Chính quyền New Delhi ra quy định đòi hỏi doanh nghiệp đến từ nước có chung đường biên giới trên bộ với Ấn Độ đăng ký trước và phải được đảm bảo về an ninh, chính trị bởi cơ quan chức năng trước khi tham gia đấu thầu hợp đồng công đối với hàng hóa lẫn dịch vụ.

Ấn Độ lập rào cản thương mại nhắm vào Trung Quốc

25/07/2020, 12:15

Chính quyền New Delhi ra quy định đòi hỏi doanh nghiệp đến từ nước có chung đường biên giới trên bộ với Ấn Độ đăng ký trước và phải được đảm bảo về an ninh, chính trị bởi cơ quan chức năng trước khi tham gia đấu thầu hợp đồng công đối với hàng hóa lẫn dịch vụ.

Song song với phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc của người dân, giới chức Ấn Độ triển khai nhiều biện pháp giảm sự hiện diện của doanh nghiệp Trung Quốc tại nước này - Ảnh: NDTV

Quốc gia Nam Á nhấn mạnh đây là biện pháp cần thiết để tăng cường an ninh, quốc phòng. Ấn Độ có chung biên giới với Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Nepal và Bhutan.

Quy định mới áp dụng cho mọi vụ đấu thầu. Tất cả ngân hàng cùng tổ chức tài chính nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp quốc doanh lẫn tư nhân nhận hỗ trợ tài chính từ nhà nước, chính quyền các bang đều phải tuân thủ.

Đảm bảo về an ninh, chính trị (từ Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ) là bắt buộc. Ngoài ra nhà thầu không được ký hợp đồng phụ với đơn vị đến từ nước có chung đường biên giới trên bộ với Ấn Độ nhưng chưa đăng ký.

Trước đó chính quyền New Delhi yêu cầu đơn vị bán hàng mới tham gia e-Marketplace - nền tảng mua sắm trực tuyến như Amazon - đăng ký nguồn gốc sản phẩm, đơn vị tham gia trước đó cũng phải đáp ứng điều khoản mới. Giới chức nước này còn cấm sử dụng 59 ứng dụng điện thoại Trung Quốc. Tất cả đều nằm trong nỗ lực giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, giữa lúc quan hệ song phương xấu đi vì căng thẳng biên giới.

Theo giáo sư quan hệ quốc tế Harsh Pant thuộc đại học King (London), động thái lập rào cản thương mại nhằm loại bỏ hiện diện của doanh nghiệp Trung Quốc trong những lĩnh vực quan trọng có thể khiến chính Ấn Độ thiệt hại trong ngắn hạn.

Cẩm Bình (theo SCMP, NDTV)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ lập rào cản thương mại nhắm vào Trung Quốc