Theo lý luận của Y học dân gian, một trong các nhân tố dẫn đến bệnh tật là do việc ăn uống không đúng cách mà thành. Hiện nay, bạn có thể đang tự làm hại sức khỏe của bản thân mình và gia đình bởi thói quen ăn uống thiếu khoa học.

Ăn uống không đúng cách cũng gây hại cho sức khỏe

Lê Phúc Vinh | 23/04/2016, 09:00

Theo lý luận của Y học dân gian, một trong các nhân tố dẫn đến bệnh tật là do việc ăn uống không đúng cách mà thành. Hiện nay, bạn có thể đang tự làm hại sức khỏe của bản thân mình và gia đình bởi thói quen ăn uống thiếu khoa học.

Theo các tàng thư về y học và sức khỏe dân gian thì cơ thể chúng ta khi được sinh ra đời vốn dĩ không hề mắc bệnh. Bạn có thể có được một sức khỏe tuyệt vời, nếu từ khi ra đời đến khi mất đi luôn có một chế độ ăn uống hợp lý, đúng cách thuận theo quy luật cân bằng Âm Dương, Ngũ Hành một cách khoa học. Chế độ ăn uống tốt phải cân bằng ngũ vị: Chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Chính sự quan trọng của việc ăn uống hàng ngày mà Y học dân gian xếp việc ăn uống không điều độ vào một trong số các nhân tố gây bệnh.

Chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng. Nếu bạn lên thực đơn thiếu khoa học và lại còn trở thành thói quen hàng ngày thì không chỉ khiến cả nhà bị thiếu dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe. Bỗng uống, bỗng ăn quá nhiều đố sống sít, đồ chiên sào, đồ ngọt, đồ béo, hoặc dung nạp những loại thực phẩm không tinh khiết hay có độc… đều có thể gây hại cho bạn.

Sau đây là những thói quen ăn uống cần thay đổi ngay nếu bạn muốn cả gia đình được khỏe mạnh:

1. Chế độ ăn có nhiều muối

Từ rất lâu đời, muối là loại gia vị không thể thiếu trong thức ăn. Tuy nhiên, muối luôn được xem là thứ hại thận. Và ngoài thận, gan cũng chịu ảnh hưởng không kém.

Khi bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể gặp vấn đề trong việc đào thải các chất cặn bã, dư thừa bởi khả năng giữ nước của nó, trãi qua lâu ngày việc này làm suy giảm chức năng hoạt động của gan và thận.

Cụ thể, khi bạn hấp thụ lượng muối quá 10 - 15g/ngày đối với người lớn và 3 - 5g/ngày đối với trẻ nhỏ, điều đó có thể gây tác động trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể, dần dần làm cho chức năng gan suy giảm.

Từ rất lâu đời, muối là loại gia vị không thể thiếu trong thức ăn, tuy nhiên muối luôn được xem là có tác hại cho sức khỏe. (Ảnh từ Internet)

2. Chế độ ăn không có rau củquả

Nếu thực đơn hàng ngày của gia đình bạn chỉ quanh quẩn với các loại thực phẩm có nhiều protein từ động vật như thịt, cá mà quên mất rau, củ, quả thì cần phải bổ sung ngay.

Các loại rau quả chứa nhiều nước, vitamin, khoáng chất, rất tốt cho cơ thể, lại giúp trung hòa, giải nhiệt cho những món ăn cứng ít nước. Do đó, ăn thêm rau củ sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Đồng thời chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả cũng giúp bạn đạt hiệu quả hơn trong chế độ ăn kiêng hay đang mắc chứng táo bón.

Khi ăn thêm rau củ sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn. (Ảnh từ Internet)

3. Lặp lại mãi một thực đơn nhàn chán

Bạn nên chú ý làm cho bữa cơm của gia đình luôn luôn phong phú và đa dạng. Bởi nếu bữa ăn gia đình ngày nào cũng chỉ có cơm, canh, rau thì chắc chắn bạn sẽ thấy chán ngán với cơm, và xem nó như trách nhiệm nặng nề hàng ngày. Khi đó bạn trở nên dễ cáu gắt và căng thẳng hơn, hãy luôn chú trọng đến việc thay đổi thực đơn hàng ngày để cơ thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

Cầnthay đổi thực đơn hàng ngày để cơ thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn. (Ảnh từ Internet)

4. Chế độ ăn với nhiều bơ thực vật lâu ngày

Bơ thực vật chứa nhiều loại mỡ thực vật có gốc từ dầu, các loại thay thế bơ nhân tạo, và các loại bơ thực vật được nạp chất béo.

Nếu bạn thay thế bơ bằng bơ thực vật trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Trong thành phần của bơ thực vật thường có lượng chất béo chuyển hóa rất cao, có thể gây tổn thương mạch máu và thậm chí làm gia tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

Các loại bơ thực vật được chế biến với các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ, dầu hạnh nhân và dầu dừa - những thứ chứa nhiều chất béo bão hòa. Hơn nữa, thực phẩm này phải chế biến nhiều mà đây lại là yếu tố không tốt cho sức khỏe nên bạn không nên ăn nhiều bơ thực trong thời gian dài.

Bơ là mộtyếu tố không tốt cho sức khỏe, nên bạn không nên ăn nhiều bơ thực trong thời gian dài. (Ảnh từ Internet)

5. Rau củ muối, làmchua

Bạn đừng nên lạm dụngcác món muối như cà muối, dưa hành muối, củ cải muối... Hãy thay đổi thói quen này ngay. Đồ muối tuy có tính kích thích khẩu vị làm bạn cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn, tuy nhiên nó chỉ thật sự an toàn khi được muối đúng kỹ thuật, sạch và phải đạt thời gian cần thiết. Nếu không, các loại dưa muối chưa kỹ chính là nguyên nhân, là mầm mống gây hại sức khỏe con người rất là nguy hiểm: Nhẹ thì bị rối loạn tiêu hóa, nặng thì mắc chứng ngộ độc hoặc tiêu chảy cấp.

Tốt nhất bạn đừng nên cho quá nhiều đồ muối vào trong thực đơn hàng ngày của gia đình. (Ảnh từ Internet)

Nguyên nhân là do trong vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần, nên nếu bạn ăn dưa muối trong giai đoạn này, đặc biệt là ăn sống sẽ làm tăng hàm lượng nitrate có hại cho sức khỏe tim mạch. Đồng thời đồ muối cũng là một trong các thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy, tốt nhất bạn đừng nên cho quá nhiều đồ muối vào trong thực đơn hàng ngày của gia đình.

Duy Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ăn uống không đúng cách cũng gây hại cho sức khỏe