Cơ quan Điều tra chống lừa đảo nghiêm trọng (SFO) của Anh xác nhận đã mở cuộc điều tra hình sự về các cáo buộc gian lận, đưa hối lộ và tiêu cực trong hoạt động thương mại của hãng máy bay Airbus.
Trongtuyên bố ngày 7.8 (giờ địa phương), hãngAirbus cho biết Cơ quan Điều tra chống lừa đảo nghiêm trọng (SFO)đã thông báocho họ biết cuộc điều tra hình sự này. Cuộc điều tra đã được mở hồi tháng 7 nhưng Airbus mới tiết lộ vào cuối tuần qua.
Airbus nói đã tự phát hiện hoạt động đáng ngờ, tự báo cáo với SFO thông qua các cơ quan quản lý xuất khẩu của Anh. Airbus cũng cho biết đãhợp tác đầy đủ với việcđiều tra.
Theo báo TheGuardian (Anh) vụ điều tra hình sự này có sự dính líu của cáccố vấn của bên thứ ba của Airbus.
Bên thứ ba là các “trung gian” đã khiến nhiều công ty ở các lĩnh vực khác phải lo ngại do các luật chống nhận hối lộ ở Mỹ vàAnh đã đòi hỏi các công ty phải cẩn trọng hơn trong những năm qua.
Đầu năm 2016, Cơ quan Quản lý tài chính xuất khẩu Anh đã ngưng cấp tín dụng xuất khẩu cho Airbus vì nhiềuchi tiết không ăn khớp trong khai báo của Airbus về việc sử dụng các cơ quan trung gian bên ngoài trong đàm phán bán máy bay.
Lúc đó hãngAirbus cho biếtđã cảnh báo cáclỗi và sai sót dính líu đến cácnhà thầu liên quan đếnsử dụng tín dụng xuất khẩutài trợ cho các khách hàng của hãng.
Cơ quan Quản lý tài chính xuất khẩu Anh đã báo cáo những bất thường này với SFO.Hai cơ quan tương tự ở Pháp cũng ngưng cấp tín dụng xuất khẩu cho Airbus.
Tín dụng xuất khẩu là loại tín dụng mà chính phủ này cho chính phủ khác vay để nhập hàng hóa của nước cho vay. Đây là một trong những nguồn tài chính được thể hiện trong kế hoạch đấu thầu.
Tín dụng xuất khẩu ủng hộ bán máy bay cho các hãng hàng không ít có quyền tiếp cận các quỹ thương mại.
Hồi tháng 8, Tổng giám đốc Airbus Tom Enders cho biết hãng hy vọng tín dụng xuất khẩu được phục hồi vào cuối năm nay.
Airbus đã mở rộng khoản tín dụng xuất khẩu trị giá 583 triệu bảng đến các khách hàng trong nửa đầu năm 2016 (tăng gấp 10 lần so với năm 2015) để duy trì việc bán được máy bay.
Các công ty thuộc Airbus ở Đức, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị điều tra trong hai năm qua.
Theo báo TheGuardian, hoạt động thương mại toàn cầu của Airbus đã bị sụt giảm mạnh, số đơn đặt hàng chỉ đạt chưa tới 1.000 tỉ USD từ đầu năm 2016.
Vài năm qua, Airbus tuyên bố đã “qua mặt” đối thủ Boeing (Mỹ) ở phân khúc thị trường máy bay dân sự lớn dù máy bayAirbus-A380 không thu hút được nhiều khách hàngngoài vùng Trung Đông.
Hiện Airbus có vài nguồn cung cấp phụ tùng ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và Trung Đông nhưng cơ sở thiết kế - sản xuất lại đóng ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh.
Trung Trực (theo TheGuardian)