Ngày 2.11, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã có cuộc họp khẩn với các sở ngành liên quan và UBND 24 quận huyện về việc triển khai các phương án, biện pháp phòng tránh, ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông.

Áp thấp mạnh thành bão, TP.HCM sẵn sàng sơ tán dân

Phan Diệu | 02/11/2017, 14:24

Ngày 2.11, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã có cuộc họp khẩn với các sở ngành liên quan và UBND 24 quận huyện về việc triển khai các phương án, biện pháp phòng tránh, ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông.

Lo ngập lụt domưa bão

Báo cáo tại cuộc họp, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM Nguyễn Phước Trung cho biếtthành phố đang có 836 chiếc tàu thuyền với tổng số thuyền viên là 3.348 người hoạt động gần bờ và còn 9 chiếc đang hoạt động trên biển.

Tại huyện Cần Giờ, qua khảo sát sơ bộ, nếu ở mức độ bão mạnh thì khả năng di dời cả xã đảo Thạnh An và các hộ dân sống ven sông dự kiến trên 6.000 người, số nhà cửa cần chằng chống khoảng 710 căn.

Ngay từ ngày 1.11, các lực lượng trên địa bàn huyện tham gia ứng trực tại chỗ và chuẩn bị những công việc khi có chỉ đạo của thành phố; toàn bộ công việc thực hiện theo đúng phương án để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và sản xuất.

Trong khi đó, theo báo cáo của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, hiện nay mực nước hồ Dầu Tiếng đang ở mức cao và đơn vị này tạm ngưng xã lũ vào chiều 1.11.

Ngoài ra, hiện nay tình hình mực nước triều cường trên sông Sài Gòn đang lên nhanh nên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đề nghị các sở ngành, UBND các quận huyện trên địa bàn thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp chủ động phòngchống, ứng phó đợt triều cường đầu tháng 11.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm nói rằnghiện tại TP.HCM đang có 3 phương án là phòng chống khi bão đổ bộ vào thành phố; ứng phó với áp thấp, bão vào biển Đông; ứng phó với tình trạng hồ Dầu Tiếng xả lũ và triều cường cùng thời điểm triều cường được dự báo dâng cao 1,68m.

Do đó, ông Liêm yêu cầu các sở ngành liên quan và UBND 24 quận huyện chủ động phòng chống ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão đổ bộ vào đất liền kết hợp triều cường dâng cao. Các quận huyện chủ động kiểm tra các vị trí xung yếu để có phương án di dời người dân theo phương châm 4 tại chỗ và 3 sẵn sàng, nếu gặp khó khăn báo cáo UBND TP.HCM xử lý. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến của áp thấp nhiệt đới và bão để tính toán phương án phòngchống kịp thời.

Ra công văn khẩn chống bão

Đáng chú ý, UBND TP.HCM cũng vừa gửi công văn khẩn đến tất cả các cơ quan, đơn vị yêu cầu khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp phòng tránh, ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông.

Công văn đề nghị các đơn vị chủ động công tác phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống, giảm thiểu tối đa các thiệt hại do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Theo đó, TP.HCM yêu cầu Chủ tịch UBND các quận huyện, phường xã, thị trấn chịu trách nhiệm huy động vật tư, phương tiện, lực lượng thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, bộ đội, công an...giúp nhân dân chằng chống nhà cửa trước áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là khu vực ven biển, ven sông, các vùng trũng thấp…

Riêng UBND huyện Cần Giờ chuẩn bị sẵn sàng phương án di dời dân xã đảo Thạnh An và các hộ dân có nhà ở đơn sơ, tạm bợ ven sông, biển đến các địa điểm kiên cố an toàn; đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật.

Sở Giao thông vận tải cần chặt tỉa cây xanh dễ đổ ngã, đảm bảo giao thông huyết mạch thông suốt tại các tuyến đường quan trọng, cửa ngõ ra vào thành phố; theo dõi tình hình mưa bão, ngập úng để điều tiết giao thông qua lại trong đường hầm vượt sông Sài Gòn đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tổng công ty Điện lực TP.HCM bảo đảm nguồn điện liên tục, phục vụ cho cơ quan, đơn vị chỉ đạo, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc; xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, chuẩn bị máy phát điện dự phòng khi thành phố bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Sở Du lịch, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn không cho các tàu chở khách du lịch tham gia hoạt động trên sông, biển trong điều kiện thời tiết nguy hiểm, sóng to, gió lớn và kiểm tra chặt chẽ các biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách trên tàu trước khi xuất bến.

Sở Y tế chuẩn bị vật tư, thuốc men cần thiết để chủ động đáp ứng nhu cầu cứu thương và khắc phục hậu quả, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, cứu tế cho nhân dân, vệ sinh môi trường.

Áp thấp có khả năng mạnh lên thành bão

Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng và thủy văn Trung ương, sáng sớm nay 2.11, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía nam Cà Mau - Bạc Liêu đã suy yếu thành một vùng áp thấp với gió dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ). Tuy nhiên, trên biển Đông đang xuất hiện một áp thấp nhiệt đới mới, dự báo trong hôm nay sẽ mạnh lên thành bão số 12.

Lúc 4 giờ sáng nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 380km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Đến 4 giờ sáng mai ngày 3.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,3 độ vĩ bắc; 113,7 độ kinh đông, trên khu vực phía bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp thấp mạnh thành bão, TP.HCM sẵn sàng sơ tán dân