Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng hợp tác để buộc những đơn vị công nghệ toàn cầu giải quyết vấn đề tin tức giả và đóng thuế.

ASEAN tìm cách quản lý những ‘ông lớn’ công nghệ

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 25/09/2019, 12:05

Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng hợp tác để buộc những đơn vị công nghệ toàn cầu giải quyết vấn đề tin tức giả và đóng thuế.

Đáng chú ý là nỗ lực của Indonesia, bắt tay vớiThái Lan, Việt Nam, Philippines yêu cầu Google, Facebook lẫn nhiều công ty khác tăng cường kiểm duyệt nội dung cũng như thay đổi chính sách thuế.

Hãng Reuters cho biết chính quyền Jakarta đã chuẩn bị sẵn một đạo luật đòi hỏi công ty công nghệ có cung cấp dịch vụ trực tuyến phải đóng thuế giá trị gia tăng cho hoạt động mua bán ở nước này, ngay cả khi giao dịch thực hiện từ nước ngoài.

Tháng 6 vừa qua, Indonesia thành công buộc Google đóng thuế doanh thu quảng cáo có nội dung liên quan đến Indonesia.

Không chỉ Indonesia, cơ quan quản lý viễn thông Thái Lan nhân dịp gặp gỡ các đối tác Đông Nam Á cuối tháng trước từng đưa ra đề xuất đòi hỏi các công ty internet và kinh doanh dịch vụ phát video trực tuyến thành lập “trung tâm kiểm duyệt” nhằm đối phó nạn tin giả. Ngoài ra giới chức Bangkok còn thúc giục khối ASEAN thảo luận cách thức yêu cầu những đơn vị công nghệ đóng góp về kinh tế (bằng hình thức thuế hoặc phí).

Một nguồn tin tiết lộ hội đồng các nhà quản lý viễn thôngASEAN đồng ý đề xuất lậptrung tâm kiểm duyệt của Thái Lan, một văn bản với hướng dẫn đóng góp kinh tế sẽ được chính thức thông qua tại cuộc họp tháng 10 tới.

“ASEAN như một khối thống nhất đủ tạo ra động lực lẫn sức mạnh giúp chúng tôi đàm phán với những dịch vụ như Facebook”, theo nguồn tin.

Trước Indonesia và Thái Lan, Singapore đã ban hành đạo luật chống tin tức giả mạo, cho phép nhà chức trách ra lệnh gỡ bỏ nội dung trực tuyến không phù hợp hoặc sai sự thật.

Hai sáng kiến từ Indonesia cùng Thái Lan phản ánh một mối lo ngại phổ biến hiện nay: Những dịch vụ internet đang làm lan truyền tâm lý thù địch tôn giáo - sắc tộc, trong khi lại né tránh trả khoản thuế mà họ vốn có nghĩa vụ đóng.

Thị trường Đông Nam Á 641 triệu dân là thị trường trọng yếu của những công ty công nghệ. Chiều ngược lại, chính phủ các quốc gia khu vực cũng cần đến nền kinh tế kỹ thuật số để thúc đẩy tăng trưởng.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Nắng nóng như thiêu đốt tại Đông Nam Á: Nhiều nơi đóng cửa trường học
Nắng nóng cực đoan đang thiêu đốt nhiều vùng ở Nam Á và Đông Nam Á trong tuần này, khiến cuộc sống của người dân ở đây đang trở nên khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ASEAN tìm cách quản lý những ‘ông lớn’ công nghệ