Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ ngày 16.1 đã yêu cầu ông Donald Trump hoãn đọc thông điệp liên bang, hoặc có thể gửi thông điệp này bằng văn bản, vì lý do an ninh.

Bà Nancy Pelosi yêu cầu ông Trump hoãn đọc thông điệp liên bang

Hà Ngọc Bách | 17/01/2019, 14:16

Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ ngày 16.1 đã yêu cầu ông Donald Trump hoãn đọc thông điệp liên bang, hoặc có thể gửi thông điệp này bằng văn bản, vì lý do an ninh.

Bà Pelosi đã gửi cho ông Trump một bức thư, yêu cầu Tổng thống Mỹ hoãn đọc thông điệp liên bang vào ngày 29.1, khi chính phủ Mỹ vẫn đang bị đóng cửa một phần vì lý do an ninh. Nữ Chủ tịch Hạ viện Mỹ cũng cho rằng ông Trump có thể gửi thông điệp liên bang tới Quốc hội Mỹ bằng văn bản hoặc mở cửa lại chính phủ Mỹ để có thể đến Quốc hội đọc thông điệp liên bang của mình.

"Đáng buồn thay, vì những lo ngại về an ninh và trừ khi chính phủ mở cửa trở lại trong tuần này, tôi đề nghị chúng ta nên làm việc cùng nhau để xác định một ngày phù hợp khác", bà Pelosi viết trong lá thư gửi ông Trump đề nghị ông hoãn ngày đọc thông điệp liên bang lại.

"Cả Cơ quan Mật vụ Mỹ và Bộ An ninh nội địa đã không có ngân sách hoạt động trong 26 ngày qua,với các cơ quan quan trọng đã bị cho nghỉ không lương", bà Pelosi khẳng định nguyên nhân yêu cầu ông Trump hoãn đọc thông điệp liên bang lại.

Tổng thống Mỹ không phải đọc thông điệp liên bang hằng năm trước Quốc hội, tuy nhiên sự kiện này đã trở thành thường niên trong nhiều năm qua. Thông điệp liên bang được Tổng thống Mỹ đọc khi cả đại diện chính quyền, Hạ viện và Thượng viện có mặt trong phòng họp của Quốc hội Mỹ. Với việc xuất hiện cùng lúc rất nhiều quan chức Mỹ nên sự kiện này cần phải huy động sự phối hợp của nhiều cơ quanđể đảm bảo an ninh.

Chưa hết, áp lực lên các cơ quan an ninh sẽ cao hơn khi họ phải tổ chức bảo vệ các yếu nhân, đặc biệt là người được chỉ định làm "Người sống sót", tức người duy nhất không có mặt trong buổi đọc thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ và sẽ là người trở thành Tổng thống lâm thời nếu tất cả các thành viên của quốc hội, chính phủ chết vì khủng bố khi sự kiện này diễn ra.

Hiện Nhà Trắng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về yêu cầu của bà Pelosi. Tuy nhiên, Nhà Trắng trong ngày 16.1 cho hay việc đóng cửa chính phủ một phần đang gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ hơn tính toán trước đó.

Các nhà kinh tế của chính phủ Mỹ đã dự báo rằng mức độ thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ mỗi tuần khi đóng cửa chính phủ trên thực tế cao gấp đôi so với dự tính ban đầu. Những ảnh hưởng này có thể đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng co lại nếu tình hình căng thẳng không được giải quyết.

Hiện có gần 800.000 nhân viên liên bang Mỹ bị cho nghỉ việc tạm thời hoặc làm việc mà không được trả lương. Theo các ước tính ban đầu, mỗi tuần mà chính phủ Mỹ sẽ khiến nền kinh tế nước này mất khoảng 6 tỉ USD. Hiện,Nhà Trắng ước tính rằng, cứ hai tuần đóng cửa chính phủ, Mỹ sẽ bị thiệt hại 0,1% GDP mỗi quý.

Ái Vi (theo Sky News, The Guardian)
Bài liên quan
Ông Biden ký luật cấm TikTok, các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật có thể loại TikTok khỏi thị trường Mỹ, Trung Quốc phải quyết định cách tốt nhất để trả đũa việc công ty đáng giá nhất của mình bị tấn công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Nancy Pelosi yêu cầu ông Trump hoãn đọc thông điệp liên bang