Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong nhiều thách thức đang gặp phải, thách thức về cải cách thể chế là lớn nhất.

Bà Phạm Chi Lan: Thách thức sắp tới của lãnh đạo mới vô cùng nặng nề

Trí Lâm | 07/04/2016, 05:08

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong nhiều thách thức đang gặp phải, thách thức về cải cách thể chế là lớn nhất.

Chiều 6.4, Quốc hội chính thức miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ vào vị trí Thủ tướng, thay ông Nguyễn Tấn Dũng. Như vậy từ ngày7.4, bộ máy lãnh đạo cấp cao sẽ được hoàn chỉnh.

Một nhiệm kỳmớibắt đầu, trước tình hình này, giới chuyên gia, các Đại biểu Quốc hội đều có chung nhận định rằng, thách thức trong 5 năm tới vô cùng nặng nề. Tân Thủ tướng cũng như các lãnh đạo cấp cao khác cần hết sức nỗ lực để đưa đất nước đi lên, hội nhập với thế giới.

Thách thức nặng nề

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, GS.NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, tân Thủ tướng cũng như các lãnh đạo mớiđược thừa hưởng những thuận lợi do nền kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng ở mức thấp, tạo điềukiện để thực hiện cải cách về sản phẩm, dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Đất nước an toàn và ổn định, khiến du khách và các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng yên tâm tìm đến.

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Lân Dũng, những thách thức đặt rathực sự là không nhỏ bởi thậtra nước ta chưa thật sự thoát nghèo, bằng chứng là vẫn còn tới 50 tỉnh cần xin Trung ương giúp cân đốingân sách.

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng

Tình trạng biến đổi khí hậu nhanh hơn nhiều so với dự kiến, cụ thể là tình trạng hạn hán và xâm mặn đến mức chưa từng gặp ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán kéo dài ở Tây Nguyên, băng tuyết như chưa từng thấy ở miền núi phía Bắc.

Nông nghiệp vẫn ở tình trạng hộ nông dân manh mún với năng suất thấp và thiếu chuỗi sản xuất hàng hoá bền vững.

Nguồn vốn ODA chuyển thành vay theo điều kiện thị trường. Chi phí không chính thức không giảm, môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng.

Hợp tác quốc tế mở rộng nhưng nếu không đủ mạnh thì có khi lại thua ngay trên sân nhà. Còn tới 700 thanh niên tốt nghiệp đại học hay thạc sĩ mà không tìm được việc làm theo ngành nghề đào tạo. Nhân dân không yên tâm vì thực phẩm bẩn ngày càng đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng.

Tai nạn giao thông với số người chết và bị thương hằng ngày vẫn ở mức quá cao. Đơn từ khiếu nại về các vụ án oan sai chậm được giải quyết triệt để.

Đội ngũ trí thức chưa có đủ điều kiện để cống hiến hết mình cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Một bộ phận không nhỏ cán bộ còn tự tư tự lợi và xa rời quần chúng…

Cũng chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới về những thách thức sắp tới, chuyên gia Phạm Chi Lan nhận định rằng, không riêng gì Thủ tướng mà tất cả các vị trí lãnh đạo mới đều phải đối mặt với những thách thức mới, nặng nề hơn so với những nhiệm kỳ trước.

“Thách thức số 1 là việc cải cách thể chế. Rõ ràng, cho đến nay, việc cải cách thể chế chưa được như mong đợi, làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế” - bà Phạm Chi Lan nói.

Theo bà Lan, thách thức lớn thứ hai là vấn đề hội nhập quốc tế. Các thế hệ lãnh đạo trước đã thành công trong việc đàm phán, tạo được đà hội nhập quốc tế cho nước ta. Nhiệm kỳ mới này, trước làn sóng hội nhập mới, cơ hội lớn mà thách thức cũng không kém.

Tiếp theo, các ĐBQH cũng đã nêu ra rất nhiều những vấn đề cấp bách hiện nay, cấp bách nhất bên trong là “giặc tham nhũng”, bên ngoài là vấn đề chủ quyền, hội nhập. Đây là thách thức không nhỏ cũng là sự kỳ vọng lớn lao của nhân dân đối với thế hệ lãnh đạo mới.

Cải cách thể chế là nhiệm vụ trọng tâm

Theo bà Phạm Chi Lan, trong nhiều thách thức đang gặp phải, thách thức về cải cách thể chế là lớn nhất. Trong thể chế thì bao gồm cả các quy định, cả bộ máy nhà nước và các cơ quan liên quan. Cần phải đổi mới để hoạt động cho hiệu quả, phải thực sự vì dân.

Đó là điều mà các ĐBQH cũng như nhân dân rất quan tâm. Bà mong các vị lãnh đạo tới đây hiểu được những mong muốn đó của nhân dân và quyết tâm, bắt tay vào để thay đổi.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - là thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Phan Văn Khải
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - từng là thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Phan Văn Khải

Còn những rào càn cho việc cải cách cũng đã được nêu ra rất nhiều, chắc chắn các vị lãnh đạo đều thấy, đều biết, đều hiểu. Rào cản được nêu ra là những lợi ích nhóm, tham nhũng, tư duy không đổi…, đã xác định được thì phải thay đổi, nếu ở cấp cao nhất mà không thay đổi, không vượt qua được thì làm sao các cấp khác có thể vượt qua?

Cải cách thể chế là trọng tâm, là điều bức thiết nhất cần thay đổi trong thời gian tới. Bên cạnh đó, không chỉ riêng kinh tế mà nhiều lĩnh vực khác của xã hội cũng đang có rất nhiều nhức nhối, cần phải quyết liệt cải cách, thay đổi.

Về vấn đề hội nhập kinh tế, những người lãnh đạo phải có trọng trách đẩy mạnh công cuộc hội nhập, đem lại thành công cho người dân Việt Nam, chứ không phải chỉ bằng những thành tích tăng trưởng mà trong đó không rõ người Việt Nam được hưởng bao nhiêu, các nhà đầu tư nước ngoài hưởng lợi bao nhiêu?

Trong hội nhập thì tôi lo số 1 là liệu Nhà nước có thay đổi được hay không? Muốn hội nhập, muốn thu được lợi và giảm bớt thách thức thì Nhà nước phải có sự thay đổi. Đây là trọng trách của các nhà lãnh đạo mới.

Những lãnh đạo mới phải hiểu rằng đây là công việc của họ, việc hội nhập là trong tay họ chứ không phải chỉ đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội… Cái chính là hệ thống Nhà nước cần phải tạo được cơ hội thuận lợi cho người dân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cải cách thể chế, thực thi công vụ.

Lãnh đạo cần cho dân thấy sự quyết tâm hành động

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, đối mặt vớikhông ít thách thức nhưng điều cơ bản là tuyệt đại nhân dân vẫn sẵn sàng vượt qua khó khăn và đoàn kết một lòng để kiên quyết bảo toàn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cùngphấn đấu xây dựng đất nước.

Hơn lúc nào hết tân Thủ tướng và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước cần cho dân thấy có một quyết tâm mới trong việc chống “giặc nội xâm” và sẵn sàng chống mọi hành động của “giặc ngoại xâm”.

Và trước nhữngkhó khăn, thách thức mới, mọi cán bộ, đảng viên cần tự nhìn lại mình, phải thực sự “sống tử tế” như lời tâm sự của Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng trong buổi họp cuối cùng của Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua.

Không có bất kỳ lý do gì để bất kỳ việc nào cũng phải “bôi trơn”, phải “móc ngoặc”. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì làm sao tinh giản được biên chế hoặc thậm chí có khi lại tinh giản đúng ngay những người có đức, có tài.

Không có khó khăn nào không thể vượt qua nếu đội ngũ trí thức được thực sự trọng dụng, nếu nhân dân được quyền đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn và dân chủ, nếu kỷ cương, phép nước được thật sự tôn trọng, không ai đứng trên hay đứng ngoài pháp luật.

Chắc rằng hầu hết nhân dân đều tin tưởng ở Tân thủ tướng, Tân Chủ tịch Nước, Tân Chủ tịch Quốc hội và bộ máy lãnh đạo mới của Chính phủ và Quốc hội. Rất mong các đồng chí hãy xứng đáng với lòng tin cậy của nhân dân, của đất nước.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cũng kỳ vọng thế hệ lãnh đạo mới cần phải thể hiện ý chí của toàn dân tộc, thể hiện được sựquyết liệt trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của đất nước. Không khoan nhượng với bất cứ một sự lấn tới nào. Về đối nội, cần xây dựng Đảng cho vững mạnh, diệt trừ được tham nhũng. Về đối ngoại cần giữ vững chủ quyền.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Phạm Chi Lan: Thách thức sắp tới của lãnh đạo mới vô cùng nặng nề