Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra bước đầu thấy có sự khác biệt giữa tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Quan Vân Trường.

Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định tượng Hưng Đạo Vương cầm trường đao và tượng Quan Vân Trường có sự khác biệt

Hồ Đông | 15/04/2022, 12:17

Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra bước đầu thấy có sự khác biệt giữa tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Quan Vân Trường.

Như đã đưa tin, những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền bài viết kèm hình ảnh cho rằng tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cưỡi ngựa, cầm trường đao trên Hồ Mây Park (TP. Vũng Tàu) khá giống Quan Vân Trường (nhân vật lịch sử của Trung Quốc).

Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao (VH-TT) tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Nguyễn Đình Trung cho biết, ngày 13.4, Sở đã thành lập Đoàn kiểm tra tiến hành xác minh việc dựng, đặt tượng tại KDL Hồ Mây.

Qua kiểm tra thực tế ban đầu và làm việc với Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu (chủ đầu tư công trình trên), đồng thời đối chiếu tượng các bức ảnh trên website, Đoàn kiểm tra bước đầu thấy có sự khác biệt giữa tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Quan Vân Trường. Các chi tiết như: gươm, thanh long đao, hình dáng ngựa và bộ áo giáp cũng đã được nhóm nghệ nhân trình bày chi tiết trong bản thuyết minh và dựa trên các dữ liệu trên các trang mạng để sáng tác.

Tuy nhiên, dù công trình tượng Trần Hưng Đạo nằm trong Khu Văn hóa lịch sử ngay trong KDL Hồ Mây đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 923/QĐ-UBND ngày 12.4.2018, song Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu vẫn chưa làm thủ tục đề nghị UBND tỉnh cấp giấy phép xây dựng tượng đài; chưa thành lập Hội đồng nghệ thuật tượng đài và chưa cung cấp được bản vẽ thiết kế, bản thuyết trình thiết kế của tượng đài.

Giám đốc Sở Nguyễn Đình Trung cũng cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu gấp rút rà soát, gửi các hồ sơ có liên quan đến nhóm tác giả thực hiện các công trình; bản vẻ chi tiết; bản thuyết minh của nhóm tác giả đối với các bức tượng, hợp đồng thi công... Từ đó, chúng tôi sẽ đánh giá, làm rõ tính lịch sử, tính nguyên bản của các công trình tượng để làm cơ sở xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”,.

Ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thông tin thêm: "Trên thực tế, những công trình, tác phẩm dạng này phải được thiết kế, thẩm định chặt chẽ, thông qua việc tổ chức hội đồng gồm các nhà điêu khắc kết hợp văn hóa, lịch sử…. Đơn cử như vừa qua có tượng Thánh Gióng ở Bà Rịa, tượng các nhân vật đặt trong di tích lịch sử Côn Đảo đã được tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định rất chặt chẽ. Bức tượng trên có trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KDL Hồ Mây, nhưng trong quy hoạch chỉ ghi là khu vực bố trí tượng doanh nhân (16 tượng), chứ không ghi cụ thể tượng nhân vật nào. Ngoài ra, công trình xây dựng này không xin phép cơ quan chức năng".

Trước đó, trả lời báo chí, ông Huỳnh Đức Dũng, Phó giám đốc Sở VH-TT tỉnh đã khẳng định: “Tinh thần là nếu có sai đến đâu xử lý đến đó”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định tượng Hưng Đạo Vương cầm trường đao và tượng Quan Vân Trường có sự khác biệt