Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông, để đánh lạc hướng dân mình khỏi nền kinh tế đang giảm tốc, theo bài nhận định của trang Business Insider, mang tựa “Trung Quốc sử dụng một trong những cuộc xung đột nguy hiểm nhất của địa cầu để đánh lạc hướng”.
Vì mục tiêu đánh lạc hướng này, chính quyềnTrung Quốc gây hấn trên Biển Đông, khiến có tranh chấp với các nước láng giềng.
Trong một năm qua, Trung Quốc ồ ạt xây các đảo nhân tạo trái phép trên các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, cải tạo 800 ha đất.
Hồi tháng 4, ảnh vệ tinh cho thấy quân đội Trung Quốc xây một đường băng đủ lớn đủ để máy bay quân sự cỡ lớn C-130 hạ cánh.
Bắc Kinh cũng dựa vào những chứng cứ không thể xác minh để tuyên bố chủ quyền các đảo ở Trường Sa của Việt Nam và các bãi san hô một cách phi lý.
Trung Quốc còn dự tính lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) một cách trái phép trên Biển Đông.
Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa công bố Sách Trắng chiến lược quân sự cho thấy: trong khi chính phủ Trung Quốc ngoài miệnh tuyên bố yêu mến hòa bình, nhưng các hành vi của họ cực kỳ hiếu chiến và làm tăng cao nguy cơ nổ ra xung đột.
Gần đây, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ahston Carter dự hội nghị an ninh châu Á Đối thoại Shangri-La ở Singapore, đã kêu gọi Trung Quốc ngưng cải tạo đất, cáo buộc Trung Quốc vi phạm các chuẩn mực và luật pháp quốc tế vốn tạo nên cơ cấu an ninh cho châu Á-Thái Bình Dương, cùng việc khu vực này thỏa thuận xử lý mọi bất đồng bằng hướng ngoại giao thay vì trả đũa.Các nước khác không đồng ý với quan điểm này, nhất là Nhật Bản.
Trong nhiều năm tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (Thụy Sĩ), lãnh đạo các nước dễ dàng chỉ ra nỗi đe dọa lớn nhất cho sự ổn định toàn cầu: thảm họa có thể là hậu quả một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển.
Đó sẽ là một cuộc xung đột quân sự có thể bùng phát từ những hành động thiếu suy nghĩ của bất kỳ nước nào.
Mai Hà (theo Business Insider)