Thành phố Bắc Kinh sụt lún 11 cm/năm vì bơm hút nước ngầm khiến đất bị xói mòn trong lúc phải gánh thêm nhiều đường sá bên trên.

Bắc Kinh sụp đổ vì nạn bơm hút nước ngầm

Trung Trực | 24/06/2016, 12:36

Thành phố Bắc Kinh sụt lún 11 cm/năm vì bơm hút nước ngầm khiến đất bị xói mòn trong lúc phải gánh thêm nhiều đường sá bên trên.

BáoTheGuardian(Anh) ngày 24.6 mượn tựa phim hành động củaMỹ “Olympus has fallen” (tựa phim tiếng Việtlà "Nhà Trắng thất thủ", nói về bọn khủng bốphá tan hoang Nhà Trắng để bắt tổng thống Mỹ) và đổi tựa phimthành "Beijing has fallen" (“Bắc Kinh sụp đổ”) để cảnh báo nạn bơm hút nước ngầmở Bắc Kinh.

Theonghiên cứu mới dựa vào ảnh vệ tinh chụp vài khu vực Bắc Kinh (vệ tinh InSAR) được công bố trên tạp chíRemote Sensing, các nhà khoa học Chen Mi và Li Xiaojuan người Trung Quốc cùng kỹ sư Roberto Tomas người Tân Ban Nha đã kết luận: Bơm hút quá mứcnước ngầm khiến nền đất bị sụt lún khoảng 11 cm/năm, nhất là ở khu trung tâm thủ đô Bắc Kinh.

Các tác giả công trìnhnghiên cứu cảnh báo: Nếu sụt lún tiếp tục thì sẽ gây ra mối đe dọa an toàn cho Bắc Kinh với 20 triệu dân vì hoạt động đường sắt sẽ bị tác động mạnh mẽ.

Họ giải thích qua thư gửi báo The Guardian: “Chúng tôi đang phân tích chi tiết tác động của hiện tượng sụt lún trên cơ sở hạ tầng nhạy cảm (ví dụ các tuyến đường sắt cao tốc) ở Bắc Kinh. Hy vọng cuối năm nay sẽ có báo cáo tổng kết”.

Bắc Kinh nằm trên vùng đất khô, nơi nước ngầm tăng lên từ hàng ngàn năm. Nhưng vì đào quá nhiều giếng, mực nước ngầm bị giảm nên nền đất bên dưới giống như miếng bọt biển hút nước.

Nghiên cứu phát hiện toàn bộ Bắc Kinh bị sụt lún, nhưng nặng nhất là ở quận Triều Dương, nơi phát triển mạnh từ năm 1990 với nhiều tòa nhà chọc trời, các con đường vành đai cùng các phát triển khác.

Ba nhà nghiên cứu nói ngay cả bản chất hiện tượng sụt lún ở vài khu vực cũng đe dọa các tòa nhà cùng các cơ sở hạ tầng khác.

Hiện có khoảng 10.000 giếng nước bên trong nội ô và xung quanh Bắc Kinh. Nhiều giếng được dùng để tưới tiêu và tạo cảnh quan. Chính quyền có quy định hẳn hoi về công trình xây giếng nước nhưng không kiên trì kiểm tra.

Ông Mã Quân, chủ nhiệm Viện Các vấn đề công cộng và môi trường ở Bắc Kinh, nhận định: “Có vài quy định nhưng việc vận dụng các qui định này rất đáng nghi ngờ”.

Ông Mã không ngạc nhiên về hiện tượng sụt lún tương đối cao ở quận Triều Dương, nơi phát triển thịnh vượng nhanh chóng trong vài chục năm qua. Ông cho rằng hiện tượng này sẽ lan sang phía đông Bắc Kinh.

Năm 2015, Trung Quốc đã lập một dự án “khủng” để kéo giảm khủng hoảng thiếu nước của Bắc Kinh, đó là công trình phân dòng nước Nam-Bắc trị giá 48 tỉ bảng Anh đã hoàn thành. Đây là một mạng lưới kênh-hầm dài 2.400 km được thiết kế để chuyển 44,8 tỉ mét khối nước về thủ đô.

Nhưng ngay trước khi dòng kênh này bắt đầu cấp nước, người dân Bắc Kinh vẫn vô tư hút nước ngầm. Hồi tháng 1-2015, chính quyền quận Triều Dương đã công bố kế hoạch xây 367 giếng nước.

Các chuyên gia nói hãy còn quá sớm để có thể kết luận vấn đề dùng nước kênh sẽ bù cho tầng nước ngầm và giảm sụt lún ở Bắc Kinh.

Trong khi đó, nỗi lo ngại về tác động của hiện tượng sụt lún lên các tòa nhà và hệ thống đường sắt vẫn kéo dài. Để tránh nguy cơ lệch đường ray, một công trình nghiên cứu năm 2015 đã từng đề xuất chính phủ ra lệnh cấm xây giếng nước mới gần các tuyến đường sắt cao tốc.

Các thành phố khác trên thế giới cũng bị sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức hoặc vì các yếu tố khác. Mexico City và Jakarta đang sụt lún 28 cm/năm trong khi Bangkok sụt lún 12cm/năm.

Trung Trực

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Kinh sụp đổ vì nạn bơm hút nước ngầm