Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu vực Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

Bắc Vân Phong được chấp nhận quy hoạch thành đặc khu kinh tế

Trí Lâm | 15/08/2017, 10:59

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu vực Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu vực Bắc Vân Phong theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

Về việc lựa chọn và chỉ định thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện thủ tục lựa chọn và chỉ định thuê tư vấn nước ngoài theo quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17.3.2015 của Chính phủ; Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn kinh phí thực hiện, tỉnh Khánh Hòa sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

Khu kinh tế Vân Phong có tổng diện tích khoảng 150.000ha, bao gồm 70.000 mặt đất, còn lại là diện tích mặt nước, thuộc thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa.

Theo quy hoạch, Bắc Vân Phong cùng với Vân Đồn và Phú Quốc sẽ trở thành 3 đặc khu kinh tế của cả nước. Bộ KH-ĐT kỳ vọng từ năm 2020 trở đi 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ có tính lan tỏa, đóng góp tăng GDP hàng tỉ USD mỗi năm.

Cụ thể, tại đặc khu Bắc Vân Phong, ước tính Nhà nước thu được khoảng 1,2 tỉ USD từ thuế, phí và 1 tỉ USD từ các nguồn thu từ đất. Các doanh nghiệp tạo giá trị gia tăng khoảng 10 tỉ USD trong giai đoạn 2017-2030; mức thu nhập bình quân đầu người cũng đạt khoảng 4.000USD vào năm 2020 và 9.500USD vào năm 2030.

Trước đó, Bộ KH-ĐT cũng đã có tờ trình về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gửi Chính phủ với hàng hoạt ưu đãi để phát triển các đặc khu kinh tế.

Theo đó, luật ưu đãi thêm 2 năm miễn thuế và 4 năm giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệpcho thu nhập từ: Dự án đầu tư có thời hạn thực hiện từ 10 năm trở lên của nhà đầu tư nước ngoài, nếu đáp ứng điều kiện về quy mô vốn đầu tư trong ngành, nghề: du lịch, dịch vụ thương mại, phân phối, bán lẻ, dịch vụ logistics... và dự án đầu tư của các nhà đầu tưnước ngoài thuộc danh sách 500 tập đoàn lớn nhất thế giới và của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, quỹ đầu tư 100% nước ngoài.

Đồng thời, luật áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước ở mức cao nhất đối với các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề KH-KT, công nghệ mới, khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Đặc biệt, luật cho phép để lại toàn bộ số tăng thu nội địa phát sinh trên địa bàn đặc khu kinh tế trong thời gian không quá 10 năm kể từ khi đặc khu được thành lập để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình bảo vệ môi trường quan trọng trong đặc khu kinh tế; giảm 10% tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cao hơn quy định hiện hành đối với các dự án đầu tư khác; miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với dự án đầu tư trong đặc khu kinh tế...

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Vân Phong được chấp nhận quy hoạch thành đặc khu kinh tế