“Người bệnh ung thư giai đoạn cuối nếu đến trại “ăn cháo nano với muối cục, uống thuốc thảo dược” từ 1 đến 6 tháng, nhanh thì 2 tuần sẽ khỏi bệnh vĩnh viễn”, liệu pháp này do ông Nguyễn Văn Tường, 42 tuổi, ngụ ấp Giồng Lớn, xã Vinh Kim, H.Cầu Ngang (Trà Vinh) “nghiên cứu” ra. Trong trại, ông Tường tự xưng là “Cha” và gọi tất cả mọi người là con.

Bài 1: Trại chữa ung thư kỳ lạ, ‘nội bất xuất ngoại bất nhập’

Bắc Bình | 05/01/2020, 15:43

“Người bệnh ung thư giai đoạn cuối nếu đến trại “ăn cháo nano với muối cục, uống thuốc thảo dược” từ 1 đến 6 tháng, nhanh thì 2 tuần sẽ khỏi bệnh vĩnh viễn”, liệu pháp này do ông Nguyễn Văn Tường, 42 tuổi, ngụ ấp Giồng Lớn, xã Vinh Kim, H.Cầu Ngang (Trà Vinh) “nghiên cứu” ra. Trong trại, ông Tường tự xưng là “Cha” và gọi tất cả mọi người là con.

Theo ông Tường và các đồng sự - tức Ban Quản nhiệm trại: “Ăn cháo nano với muối cục, uống thuốc thảo dược sẽ giúp cơ thể người bệnh ung thư giai đoạn cuối khu biệt, cô lậpcác tế bào siêu độc, tức tế bào ung thư rồi cơ thể sẽ tự bỏ đói chúng đến chết. Trong khi các vùng khác của cơ thể người bệnh sẽ được “chất nano” hỗ trợ thêm cường tráng, loại bỏ các mầm bệnh khác nếu đang có trong đó”. Những lời rao “có cánh” trên xuất phát từ Youtube Xuân Dũng với tài khoản “Tin nóng từ dân”. Theo đó, Ban Truyền thông của ông Tường đã khiến mỗi ngày có đến hàng chục bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối từ khắp cả nước tìm đến trại để… cầu may.

Không nghe lời sẽ bị đuổi cổ

“Sẽ không có ai được quay phim, chụp ảnh trong khu vực này nếu không có sự đồng ý của cha Tường, tôi và các thầy khác. Ở đây chỉ có anh Xuân Dũng, người được cha Phê-rô Nguyễn Văn Tườngđồng ý cho ghi hình. Tại đây, ai cũng phải làm theo lời của chúng tôi, làm khác sẽ bị trả hồ sơ bệnh án và buộc rời khỏi, tự lo liệu. Mỗi người bệnh thì một người nhà theo nuôi và sẽ ở tại khu trại được bố trí đến khi khỏi bệnh mới được ra bên ngoài, về luôn. Ngoài ra, không ai được phép vô đây, cả chính quyền cũng không được nếu cha Tường chưa đồng ý”, đó là lời “thầy” Thanh, người luôn thường trực khoác chiếcáo blouse màu trắng viền xanh, đeo ống nghe y tế lủng lẳng trên cổ và luôn tỏ vẻ khá bận bịu khi luôn ôm kè kè xấp hồ sơ bệnh án.

Mọi ngườitrong trại đều khẳng định cách trị bệnh do ông Tường phát minh rất có hiệu quả, nhưng có mặt tại trại chưa được tiếng đồng hồ đã có người sắp chết phải chở đi bệnh viện cấp cứu - Ảnh: Triều Sinh

“Thầy” Thanh giới thiệu mình là trưởng nhóm điều trị và là thành viên trong Ban Quản nhiệm do ông Nguyễn Văn Tường thành lập để quản lý tất tần tật mọi việc (lúc vắng mặt ông Tường) tại trại. “Thầy" Thanhnói với PV (trong vai 1 người “tiền trạm” để tìm hiểu trại khám chữa bệnh này trước khi đưa nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đến chữa trị) những điều đó. “Thầy” Thanh nghe điện thoại liên tục, trong khi tất cả hàng trăm bệnh nhân, người nuôi bệnh ở đây thì không được dùng điện thoại. “Thầy” Thanh tỏ rõ quyền lực với tất cả mọi người có mặt tại trại, với những mệnh lệnh bằng miệng, tay chỉ trỏ liên tục.

“Thầy” Thanh đang chuẩn bị phổ biến thêm về phương pháp điều trị và quy trình đưa bệnh nhân nhập trại chữa trị thì nghe từ trong trại có tiếng la lớn: “Cái ông bị ung thư gan vừa té trong nhà cầu, máu ra như cắt tiết, có thể đã chết rồi”. “Thầy” Thanh bỏ dở câu chuyện với PV và hối hả ôm xấp hồ sơ chạy xuống hướng có tiếng kêu, vừa ra lệnh cho một số đàn ông là người nhà của các bệnh khác vào nhà cầu khiêng xác bệnh nhân bị té ra xe cấp cứu của Trung tâm Y tế H.Cầu Ngang đang chờ sẵn. Người đàn ông bị ung thư gan này vào chữa trị tại trại của “cha" Tườnghơn 1 tuần thì người nhà ông bất ngờ phát hiện ông bị té trong nhà cầu, máu ra xối xả nên hốt hoảng cầu cứu.

“Mới hồi nãy ổng còn ăn cháo nano, uống thuốc thảo dược và khoe rằng sức khỏe đã khá lên mà giờ té chết vậy kìa?”, bà N. (55 tuổi, quê Long An) - đang nuôi em gái bị ung thư giai đoạn cuối tại đây, rụt rè bắt chuyện. Tuy vậy, bà N. vẫn vững tin rằng người em gái của mình sắp khỏi bệnh. “Mỗi ngày, em tôi ăn hết 4 lít cháo nano và uống hết 1 lít nước đúng như lời chaTường và các thầy ở đây căn dặn. Trị được hơn 1 tuần rồi, thấy em tôi tươi vui hơn, chắc sắp khỏi rồi!”, bà N. chắc nịch.

Theo lời bà N., căn bệnh ung thư quái ác của em gái bà đã được 1 bệnh viện tại TP.HCM hóa trị, xạ trị đủ liều, nhưng tiên liệu rằng thời gian còn sống ngắn ngủi. Bà buồn bã chở em về nhà chờ chết thì thấy thông tin về “cha" Tườngtrên Youtube nên đã tìm đến đây với hy vọng còn nước còn tát. Vẫn theo lời bà N., tầm 3 giờ sáng, bà sẽ cùng với những người nuôi bệnh khác tập trung tại khu vực Ban Quản nhiệm trại để được cấp phát hơn 1 nắm gạo trắng, mớ lá cây tươi và bình nước 5 lít. Trong đó, 4 lít nước và nắm gạo dùng nấu “cháo nano” bằng nồi áp suất cho bệnh nhân, lít nước còn lại với mớ lá cây tươi sẽ nấuthành thuốc thảo dược uống.

Khu trại biệt lập với dòng chữ “Hội chữ thập đỏ Yêu thương - Cho không” của ông Tường bị Hội Chữ thập đỏ tỉnh Trà Vinh và chính quyền địa phương nhiều lần yêu cầu tháo dỡ nhưng đến nay không được thực hiện - Ảnh: Triều Sinh

Việc ăn cháo và uống thuốc sẽ kết thúc lúc khoảng 8 giờ tối mỗi ngày. Ngoài ra, bệnh nhân không được ăn uống gì khác. Người nhà được ăn 2 bữa cơm chay trong ngày với giá 30.000 đồng và được mua nước đóng bình uống thêm khi đói. Bởi “cha" Tườngdạy rằngăn thịt là nguồn gốc của bệnh ung thư. Những người vào đây được yêu cầu phải tin tưởng tuyệt đối vào “cha" Tườngvà tuyệt đối không được liên lạc với người thân trong gia đình, không được giao du hay đi ra khỏi trại.

Nhiều người nhà bệnh nhân tại đây cũng nói với PV như bà N., nhưng khi được yêu cầu xem “cháo nano" và "thuốc thảo dược” thì ai nấy đều bẽn lẽnbảo: “Mới ăn uống hết rồi”.Họ sẽ thôi nói chuyện với PV nếu thấy từ xa bóng dáng người trong Ban Quản nhiệm trại. Tuy vậy, một số người khác cũng tự xưng là người nuôi bệnh thì vô tư xài điện thoại, được đi lại thoải mái trong các khu trại và rất sẵn sàng, tích cực hướng dẫn về những thắc mắc của PV.

“Ma trận" cò mồi

Sự xuất hiện của ông Thái (quê Quảng Ngãi), và bà Lan (quê TP.HCM), khiến cho những người nhà bệnh nhân không dám nói gì thêm. Ông Thái bảo, đang nuôi con gái 20 tuổi bị ung thư ruột, còn bà Lan thì khoe mẹ ruột của bà được “cha" Tườngtrị khỏi bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, đãxuất viện. Thấy hay nên bà đưa người cháu ruột từ TP.HCM bị ung thư vòm hầu xuống nhập trại điều trị. Kéo PV vào một góc trại, ông Thái hỏidò đủ điều đến khi tin tưởng hẳn, mới hướng dẫn quy trình đưa bệnh nhân đến nhập trại. Theo ông Thái, khi đưa bệnh nhân đến trại phải đượcđích thân Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ mang theo con dấu cơ quan đi cùng để ấn vào đơn vị nhập trại trước mặt các “thầy”; bệnh án do bệnh viện điều trị cấp có đóngdấu và còn phải có xác nhận cho tạm trú của chính quyền xã Vinh Kim.

“Lúc trước thì dễ hơn, chỉ cần chữ ký của chú Năm (tức ông Nguyễn Tấn Sĩ, Trưởng ấp Giồng Lớn hoặc chú Tám, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Vinh Kim - đã bị xã cho nghỉ) là sẽ được các thầylàm thủ tục cho gặp chaTường rồi nhập trại điều trị. Nhưnglúc rày chính quyền xã làm căng quá nên cha Tường và các thầy buộc phải có giấy tạm trú của xã nếu không xã sẽ có lý do vào đây khám xét lúc ban đêm, rối rắm lắm. Ngoài tiền đóng để trọ và tiền người nuôi ăn 1 tháng, cũng phải chuẩn bị thêm vài triệu đồng để mua các vật dụng cần thiết như mùng, ghế ngủ, nước đóng bình để uống…tại trại, cũng như thuê xe chở về vì trị bệnh ở đây nhanh hết lắm”, ông Thái căn dặn.

Thêm nữa, sau vài ngày trị bệnh thì bệnh nhân có khả năng sẽ được chuyển đến trại cho thuê ở gần đây của ông Sĩ hoặc nhà trọ của ông Dương Minh Phụng (cha ruột của ông Bí thư Chi bộ ấp Giồng Lớn). Bệnh nhân, người nhà chuyển đến ở trong các trại này phải đóng tiền lại từ đầu. Theo lời ông Thái thì bà Lan vừa tổ chức xe cộ cho người bị ung thư từ TP.HCM xuống nhập trại: “Bà ấy ác dễ sợ nên hết mẹ bệnh rồi đến chị em bị bệnh ung thư. Chứ anh nghĩ coi, 13 người bệnh và 13 người nuôi đã trả tiền thuê xe mà bà ta còn lấy thêm chi phí mỗi người 1 triệu đồng răm rắp, ăn gì mà nhiều vậy. Gặp tôi thì lấy tất cả tầm 5 - 10 triệu mà thôi”.

Phải rất kiên trì, khó khăn nhập vai, PV mới có thể tiếp cận chụp hìnhđược tô cháo “nano”. Đây chỉ là tô cháo trắng nấu loãng thông thường và bỏ thêm vài lá cây dại chứ không phải hành - Ảnh: Triều Sinh

Khi tôi nêu cái khó về việc mời ông Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ địa phương đi cùng với dấu mộc của cơ quan, thì ông Thái bảo: “Dễ ợt, ông cứ liên hệ với số điện thoại này, đây là số của ông Bảy, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở tỉnh Bến Tre, sẽ được giúp đỡ. Ông ấy chuyên dắt người đến đây để làm thủ tục, ông ấy luôn có bỏ mộc đỏ của cơ quan ổng trong túi. Tiền bạc lo cho ổng cũng phải chuẩn bị nhé”. Ngay sau đó, PV liên hệ với ông Bảy thì được ông giới thiệu là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở H.Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, và luôn mang theo mộc đỏ của cơ quan đến trại “cha" Tườngđể đóng vào giấy bảo lãnh nhằm góp phần cứu giúp người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

“Tôi và cái mộc đỏ của cơ quan đã giúp biết bao nhiêu người nhập trại để được cha Tườngtrị bệnh rồi đó. Tôi mới dám đem theo mộc trong người và sẵn sàng đến giúp đỡ bệnh nhân chứ có chủ tịch hội nào dám làm việc này. Thuê họ bạc triệu để đi đến trại ký tên, đóng dấu bảo lãnh chưa chắc đã được nữa là. Chủ nhật nào tôi cũng có mặt bên chỗ cha Tườngđể làm thủ tục giúp đỡ người bệnh, muốn giúp chỉ cần có xe hơi rước tôi qua chỗ cha Tường lúc 3 giờ sáng là được hà. Tôi làm phước là chính chứ tiền công không quan trọng đâu nghen, chủ yếu giúp người nhà của anh hết bệnh, được vui vẻ thôi. Tôi đi vất vả khuya sớm quen rồi!”, ông Bảy nói.

PV bảo chưa an tâm đưa người bị ung thư đến, vì chưa xin được giấy tạm trú của xã, sợ rằng sẽ không được “cha" Tườngcho nhập trại. “Anh yên tâm, Chủ nhật tuần này có đoàn ngoài Hà Nội vào, đông lắm. Cha Tườngbảo hiện đã có 300 bệnh nhân và sẽ chỉ nhận 200 bệnh nhân ung thư nữa sẽ tạm thời không nhận tiếp vì không có chỗ chứa. Tôi đã nhận ý kiến của các thầy rồi, mình cứ âm thầm đưa người bệnh vào trại để được các thầy cho uống thảo dược, ăn cháo nano trị bệnh. Sợ chính quyền làm khó chứ cha và các thầy không có bỏ mình đâu…”, ông Bảy nói chắc nịch.

Triều Sinh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 1: Trại chữa ung thư kỳ lạ, ‘nội bất xuất ngoại bất nhập’