Theo người nhà cụ C., trước đây, khi còn khỏe mạnh, cụ C. rất đam mê chơi lô đề. Những khi đi ngủ, cụ C. thường thắp hương cho cửu quyền để van vái, xin được cửu quyền báo mộng cho con số để đánh lô đề và mỗi lần may mắn được trúng số thì cụ thường trả lễ cho “bề trên” rất chu đáo.

Bài 2: Đồn thổi chuyện mê tín khi người bại liệt đi lại được vào ban đêm

Trần Khải | 02/01/2020, 06:22

Theo người nhà cụ C., trước đây, khi còn khỏe mạnh, cụ C. rất đam mê chơi lô đề. Những khi đi ngủ, cụ C. thường thắp hương cho cửu quyền để van vái, xin được cửu quyền báo mộng cho con số để đánh lô đề và mỗi lần may mắn được trúng số thì cụ thường trả lễ cho “bề trên” rất chu đáo.

Chính vì thế,một số người cho rằng, rất có thểđó là nguyên nhân khiến cụ C. được bề trên theo độ mà đi lại được lúc đêm khuya, dù bản thân được xác định là người bị bại liệt, không có khả năng đi lại được.

Được “bề trên” dựa?

Bà T.T.M., con dâu cụ C. cho biếttrước đâycụ C. rất mê lô đề và thường chỉ chơi cho vui. Thậm chí, có những hôm cụ C. phải bỏ cơm, chỉ vì nằm ngủ mãi mà chưa được cửu quyền báo mộng, cho số nên cụ C. cứ nằm ở phòng, thiếp mắt ngủ với mong muốn mơ được thấy số đánh đề. “Mẹ chồng tôi mê số dữ lắm, nhưng bà chỉ chơi cho vui thôi. Phải bà đỏ đen chơi lớn chắc giờ nàycon cháu đã khổ rồi. Bây giờ bà nằm một chỗ, vậy mà vẫn đi được, chắc do có cửu quyền theo dựa nên mới được như vậy”, bà M. cho biết.

Theo bà M., bà thấy việc cụ C. đi lại được là điều rất khó nói và khoa học chưa thể chứng minh được sự việc kỳ lạ này. Chúng tôi có hỏi bà M.: “Có khi nào cụ bà giả vờ đi không được vào ban ngày hay không?”. Bà M. tặc lưỡi rồi xua tay bảo: “Không có đâu, mẹ chồng tôi mắc nhiều chứng bệnh lắm, đối với người bình thường thì từng tuổi đó, đi lại còn khó khăn nữa, huống hồ gì người bệnh. Tội vạ gì bà ấy giả bệnh để việc tiểu tiện tại chỗ mà làm khổ con cháu. Nhiều lần tôi cũng nghĩ bà ấy giả, nhưng khi thấy bà đại tiện một chỗ, rồi khi con cháu thay đồ giúp, bà vẫn bình thường thì tôi không nghĩ như vậy nữa”, bà M. tâm tình.

Do nằm một chỗ đã lâu, nên cụ C. rất yếu ớt - Ảnh: Trần Quốc

Không riêng gì bà M. mà nhiều người ở xóm cũng khẳng định, việc đi lại của cụ C. là có thật và việc này là do có người ở “cõi trên” dựa xác. Mộtngười hàng xóm của cụ C. nói: “Cụ C. mắc bệnh hiểm nghèo lâu lắm rồi, sở dĩ cụ nằm ở nhà là vì bác sĩ chạy rồi. Hết đường cứu rồi, bệnh tình trở nặng có đi đứng gì được đâu. Bà con lối xóm đến thăm cụ còn không biết ai mà, ánh mắt vô hồn dữ lắm”.

Cũng theo người này, không phải ai cũng được “bề trên” dựa xác. Được bề trên dựa xác là điềm tốt, là phúc đức cho gia đình. Bởi, nếu hạp với nhau, thì cửu quyền mới dựa xác, rồi hỗ trợ cho cụ C. đi lại như người bình thường. “Điềm tốt đó, ở đây, chúng tôi nói với gia đình hoài à, cụ bệnh nặng như vậy, mà đêm đến đi lại sinh hoạt, ăn uống bình thường thì không phải lo. Tuy nhiên, sinhlãobệnhtử thì không thể tránh khỏi. Bà cụ sống đến ngày hôm nay là phúc cho gia đình ấy lắm rồi. Chứ nhiều người mơ mà không được đó”, người hàng xóm nói thêm.

Không có chuyện bề trên dựa xác

Anh L. cháu nội của cụ C. cho hay, nhiều lần bệnh tình của cụ C. trở nặng, nhập viện thì sức khỏe của cụ bà rất yếu ớt. Thậm chí, chẳng ăn uống gì cả, nhưng khi đêm khuya thì bà cụ lại đi đứng bình thường. Điều đó, theo nhận định của anh L., cũng như những người thân trong gia đình, thì trường hợp của bà nội anh là do “bề trên” theo độ.

“Thấy nội tôi đi lại bình thường, nhưng chỉ đi vào ban đêm nên người thân có hỏi bác sĩ, thì bác sĩ trả lời rằng, sở dĩ nội tôi đi lại được là do bà khỏe, chứ họ không nói nội tôi bị “cửu quyền” dựa đâu. Trong khi đó, bà bị bại liệt, đi lại phải nhờ sự bồng bế của người thân thì làm sau mà khỏe cho được. Nhưng cứ đêm đến là nội đi, rồi lục lọi đủ thứ hết. Tôi nghĩ đây là sự việc theo yếu tố tâm linh rồi”, anh L. cho hay.

Để có cái nhìn khách quan, đa chiều và đưa đến bạn đọcnhững thông tin chuẩn xác nhất, PV đã liên hệ với nhiều bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm để hỏi về vấn đề kỳ lạ này. Sau khi được PV nêu ra sự việc, các bác sĩ đều khẳng định không có việc bị “bề trên” dựa dẫm mà là do bản thân người bệnh giả vờ, để tránh làm phiền đến người thân trong gia đình.

Theo mộtbác sĩ chuyên khoa II: “Đó là việc người lớn tuổi muốn người thân, người nhà quan tâm họ, cho nên người ta sẽ tạo ra một số tình huống như vậy. Theo tôi, trường hợp đó, người thân, người nhà của cụ bà nên quan tâm sâu sát hơn nữa. Đối với người lớn tuổi, sau khi gặp biến cố, không đi được thì rất cần sự quan tâm của người thân, bởi họ hụt hẫng, buồn dữ lắm”.

Theo người nhà, sức khỏe của cụ C. rất yếu, bệnh tình đã trở nặng - Ảnh: Trần Quốc

Bác sĩ Bùi Đức Văn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau, nhận định: “Vấn đề trên, thực sự rất hiếm gặp, và cũng không gặp đâu. Đây chỉ là trường hợp giả bộ thôi. Nếu như mộtngười bệnh mà khi bị phát hiện là đi được, rồi té thật sự thì chắc chắn sẽ xảy ra chấn thương. Còn trường hợp này, họ chỉ cố tình té để người khác chú ý đến, đó chỉ giả bộ thôi.

Còn những người đa nhân cách thì lại khác, những người này thì ban ngày sống, sinh hoạt bình thường, khi đêm đến thì trở nên ác ôn. Riêng việc tiêu, tiểu… đó là chuyện sinh lý bình thường. Theo tôi, tình trạng này chỉ có duy nhất là người đó cố tình thôi, chứ trong lĩnh vực y học thì không có chuyện bệnh lạ kỳ như vậy”.

Theo ông Đ.V.T, thầy thuốc trong lĩnh vực đông y,đó là chứng rối loạn thần kinh do tuổi già, nên người bệnh không ý thức được những sự việc mình làm. “Sự việc này có và trường hợp này thường gặp ở người già quá tuổi, họ bị biến loạn về thần kinh (dân gian gọi là bị lẫn).

Thậm chí, có người đồn rằng sự việc kỳ lạ đó là do bị tà ma dựa dẫm, giống như chuyện ban ngày cụ C. nằm im thiêm thiếp một chỗ, đêm đến lại đi đứng bình thường nên người ta hay gọi là ma nhập, nhưng không phải. Đó thực ra là do biến loạn thần kinh, không ý thức được sự việc mình làm, do tuổi già nên đãng trí, không nhớ được việc mình đi đứng thôi”, ông T. chia sẻ.

Trần Quốc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
10 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 2: Đồn thổi chuyện mê tín khi người bại liệt đi lại được vào ban đêm