Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp chớp nhoáng với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Hamburg.

Báo Ấn Độ: Sau nụ cười của Chủ tịch Tập, rất khó lường với quân đội Trung Quốc

Anh Tú | 11/07/2017, 14:12

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp chớp nhoáng với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Hamburg.

Cho dù Bắc Kinh một mực phủ nhận việc hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp song phương nhưng có một sự thật không thể chối bỏ là ông Tập đã nở nụ cười khi gặp ông Modi và họ còn bắt tay nhau.

Gopal Baglay, một nhân viên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng hai bên đã gặp nhau hôm 7.7 và bàn luận một loạt vấn đề quan trọng. Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm: "Bên lề Hội nghị G-20, Chủ tịch Tập cũng chủ trì cuộc họp không chính thức của lãnh đạo các nước BRICS. Thủ tướng Modi và các lãnh đạo khác trong BRICS cũng tham gia sự kiện này".

Tại cuộc họp không chính thức của các nước khối BRICS, ông Tập kêu gọi "giải quyết hòa bình các mâu thuẫn và tranh chấp khu vực", đánh giá cao quyết tâm chống khủng bố của Ấn Độ cũng như thành công của Ấn Độ trong phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, lời tuyên bố của ông Tập vẫn bị không ít người ở Ấn Độ nghi ngờ. Trang First Post của Ấn Độ bình luận: "Nhiều người tại Ấn Độ lạc quan khi ông Tập đề cập về "giải quyết hoà bình các mâu thuẫn và tranh chấp khu vực" mà không biết những gì nằm phía sau khuôn mặt và nụ cười giả bộ".

Sở dĩ First Post của Ấn Độ viết vậy là họ vẫn chưa quên về sự kiện 1 tháng trước. Ngày 9.6 bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan, ông Tập và ông Modi cũng gặp nhau và nhất trí rằng những khác biệt song phương không nên tạo ra tranh cãi.

Nhưng ngay trong lúc hai bên trao nhau nụ cười và cái bắt tay, thì vào cả đêm 8 và 9.6, quân đội Trung Quốc (PLA) đã phá vỡ các boog-ke của Quân đội Bhutan trên Cao nguyên Doklam. Điều này là cái tát đối với quân đội Ấn Độ. Bhutan là một quốc gia nhỏ với dân số chưa đến 1 triệu người và lại kẹp giữa hai quốc gia tỉdân.

Do lịch sử - văn hóa gần gũi với Ấn Độ nên Bhutan hợp tác chặt chẽ Ấn Độ trong cả lĩnh vực kinh tế, quân sự cũng như ngoại giao. Ngay cả những tranh chấp biên giới với Trung Quốc thì Bhutan cũng cần sự hiện diện của Ấn Độ thì mới đủ tiếng nói. Vấn đề Doklam ở biên giới Trung Quốc - Bhutan khá nhạy cảm và có thỏa thuận trong năm 2012 rằng 3 bên hỏi ý kiến nhau trước khi động chạm ở khu vực này.

Đến cuối tháng 6, quân đội Trung Quốc tiếp tục phá hủy các boog-ke, lần này là của quân đội Ấn Độ trên khu vựcSikkim, vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nằm giữa 2 nước Nepal và Bhutan.

Theo Guardian, tình trạng căng thẳng giữa Ấn - Trung bắt đầu từ ngày 16.6, khi một nhóm quân Trung Quốc đem phương tiện xây dựng và làm đường bắt đầu di chuyển về phía nam, nhằm thực hiện kế hoạch mở rộng một tuyến đường biên giới xuyên qua vùng cao nguyên mà Bhutan nhận chủ quyền và gọi là Doklam, trong khi Trung Quốc nói khoảnh đất này thuộc vùng Động Lãng của họ.

Ngày 29.6, Bhutan ra tuyên bố chính thức, cáo buộc Trung Quốc xây đường trong lãnh thổ Bhutan là ‘trắng trợn’ vi phạm các thỏa thuận. Thế nhưng theo các quan chức Trung Quốc, lính biên phòng Ấn cản trở “các hoạt động bình thường” của phía Trung Quốc bằng cách phản đối kế hoạch xây đường.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
11 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Ấn Độ: Sau nụ cười của Chủ tịch Tập, rất khó lường với quân đội Trung Quốc