Báo Guardian ngày 29.7 đưa tin hơn 125 kg sừng tê giác đã bị phát hiện-tịch thu ở Việt Nam, là một trong những vụ buôn lậu động vật hoang dã lớn nhất chưa từng có ở khu vực Đông Nam Á.

Báo Anh: Việt Nam phá vụ buôn lậu 125kg sừng tê giác

Mỹ Trinh | 29/07/2019, 15:12

Báo Guardian ngày 29.7 đưa tin hơn 125 kg sừng tê giác đã bị phát hiện-tịch thu ở Việt Nam, là một trong những vụ buôn lậu động vật hoang dã lớn nhất chưa từng có ở khu vực Đông Nam Á.

Lô hàng lậu này về từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) trên một chuyến bay đêm của hãng hàng không Etihad Airways, bị phát hiện ở sân bay Nội Bài. Phải mất nửa ngày,lực lượng hải quan Việt Nam mới mở hết 55 gói sừng tê giác được bọc kín bằng thạch cao dày.

Theo báoGuardian, một số người Việt Nam cho rằngbột sừng tê giác có thể trị bá bệnh gồm cả bệnh ung thư, nên sừng tê giác là một mặt hàng đặc biệt béo bở, có thể đạt giá 60.000 USD/kg. Ở các bữa tiệc của những “đại gia”, sừng tê giác trở thành “thức uống thời thượng” và các trang web Việt quảng cáo là “rượu của triệu phú” khi sừng được mài mịnvà pha với rượu. Sừng tê giác chứa nhiều protéin keratin và từ lâu được Đông y sử dụng vào các bài thuốc. Nhưng các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ lợi ích y tế nào từ sừng tê giác. Họ nói “nhai bột sừng tê giác chẳng khác gặm móng tay người”.

Lô hàng bị phát hiện ở Nội Bài trị giá khoảng 7,5 triệu USD. Đây là kết quả một chiến dịch triệt phá đường dây buôn lậu động vật hoang dã trị giá hàng triệu USD tại Việt Nam, một điểm đến của việc kinh doanh lậu từ sừng tê giác đến da cọp, thịt cọp và ngà voi cùng vảy tê tê, theo Guardian.

Trong khi luật pháp quốc tế cấm mua bán sừng tê giác kể từ năm 1977, hoạt động mua-bán lậu động vật hoang dã (thường bị săn bắn lậu ở châu Phi rồi tuồn qua châu Á) đã khiến loài tê giác gần như bị tuyệt chủng, nhất là nhu cầu sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng. Hiện thế giới ước tính chỉ còn khoảng 29.000 con tê giác, theo Quỹ Bảo vệ tê giác quốc tế. Tổ chức này ước tính riêng tại Nam Phi, mỗi ngày có 3 con tê giác bị săn bắn.

Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á sau một thời gian dài bị đánh giá là buông lỏng việc kiểm soát đã bắt đầu cùng hành động ngăn chặn nạn săn bắn tê giác. Tuần trước, chính quyền Singapore tịch thu gần 9 tấn ngà của khoảng 300 con voi, một vụ ngăn chặn kỷ lục. Lô hàng này trị giá 12,9 triệu USD, cộng với 11,9 tấn vảy của khoảng 2.000 con tê tê vốn có giá trị ước tính 37 triệu USD.

Hồi đầu tháng 7, một báo cáo của LHQ đã tố cáo một mạng lưới buôn lậu động vật hoang dã hoạt động trên toàn khu vực Đông Nam Á. Báo cáo nêu rõ Lào là “một điểm đến toàn cầu lớn của động vật hoang dã có giá trị cao và bị đe dọa tuyệt chủng trước khi đến các thị trường khác ở châu Á”. Báo cáo cũng nhấn mạnh Lào là “thị trường ngà voi tăng trưởng nhanh nhất thế giới”.

Mỹ Trinh (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Anh: Việt Nam phá vụ buôn lậu 125kg sừng tê giác