Lê Văn Minh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát Biển 4) bị VKS đề nghị mức án từ 15 - 17 năm tù.

‘Bảo kê’ cho trùm buôn lậu xăng, cựu tướng quân đội bị đề nghị 15-17 năm tù

Nhã Thanh | 14/07/2022, 12:55

Lê Văn Minh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát Biển 4) bị VKS đề nghị mức án từ 15 - 17 năm tù.

Sáng 14.7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án buôn lậu gần 200 triệu lít xăng dầu bước sang phần tranh luận. Theo đó, đại diện VKS đã tiến hành luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Qua xem xét, đánh giá các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cùng diễn biến tại phiên tòa, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Phùng Danh Thoại (cựu đại tá, cựu Trưởng phòng Xăng dầu Cảnh sát Biển) mức án từ 7 - 9 năm tù vì tội “Buôn lậu”.

Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang) bị đề nghị mức án tù chung thân vì tội “Nhận hối lộ” và từ 1 - 2 năm tù vì tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”. Tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân.

buon-lau-xang-dau-2-.jpg
Các bị cáo tại tòa

Đối với nhóm bị cáo bị truy tố tội “Nhận hối lộ”, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt các bị cáo mức án tương xứng với hành vi phạm tội. Trong đó, bị cáo Lê Văn Minh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát Biển 4) bị VKS đề nghị mức án từ 15 - 17 năm tù; Lê Xuân Thanh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3) mức án 15 năm tù; Lưu Thế Đức (cựu thiếu tá, cựu Phó đoàn trưởng Trinh sát 2 Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển) mức án từ 4 - 5 năm tù...

Đối với nhóm bị cáo thuộc các đơn vị dân sự, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Sơn Hoàng Ngự mức án từ 4 - 5 năm tù; Phan Thị Xuân mức án từ 24 - 36 tháng tù treo; Nguyễn Văn An mức án từ 17 - 18 năm tù; Phạm Hồ Hải mức án từ 7 - 8 năm tù về cùng tội “Nhận hối lộ”.

Riêng bị cáo Cao Phước Hoài (SN 1996, quê Bình Định, là lao động tự do) bị đề nghị mức án từ 6 - 7 năm tù vì tội “Không tố giác tội phạm”.

Uy tín ngành Quân đội bị ảnh hưởng

Theo VKS, đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm phạm sự đúng đắn trong hoạt động phòng chống buôn lậu của cơ quan quản lý Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành quân đội. Các bị cáo là cựu sỹ quan quân đội trước khi phạm tội đều có nhân thân tốt, nhưng vì bị cám dỗ, vụ lợi, đã tiếp tay hoặc làm ngơ cho những kẻ buôn lậu xăng. Vì vậy, cần phải xử lý nghiêm minh để giáo dục các bị cáo và răn đe cho người khác.

Đại diện VKS cũng cho rằng bị cáo Phùng Doanh Thoại thể hiện thái độ ăn năn, hối cải, đã tác động gia đình khắc phục hậu quả. Xem xét lời khai của “trùm” buôn lậu Phan Thanh Hữu và các tài liệu khác có trong hồ sơ, đủ căn cứ xác định bị cáo Thoại đã góp vốn 5 tỉ đồng để buôn lậu xăng, thu lợi hơn 22 tỉ đồng.

buon-lau-xang-dau.jpg
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong nhiều ngày

Đối với hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Thế Anh, theo VKS, dựa theo lời khai của Hữu, ông ta đã gặp bị cáo Thế Anh để nhờ giúp đỡ, có 17 lần đưa tiền hối lộ cho “đệ tử” của bị cáo Thế Anh... Như vậy, VKS nhận định, trên các cương vị của mình, bị cáo Thế Anh dù có chức năng chống buôn lậu, nhưng vì vụ lợi, được Hữu nhờ bảo kê, nên đã nhận tiền hối lộ của “trùm” buôn lậu xăng. Số tiền mà bị cáo nhận hối lộ được xác định là 6,2 tỉ đồng và 560 ngàn USD.

Đối với hành vi nhận hối lộ của bị cáo Lê Văn Minh, đại diện VKS cho rằng quá trình điều tra, bị cáo nhận có quen biết và đã nhận tiền hối lộ của “trùm” buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu. Bị cáo Minh đã khắc phục hậu quả.

Theo quan điểm luận tội của đại diện VKS, quá trình điều tra, bị cáo Lê Xuân Thanh không nhận tội, nhưng cũng không giải thích được việc hàng tháng vợ của bị cáo nhận tiền từ Hữu. Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của các bị cáo tại tòa, VKS cho rằng có đủ cơ sở khẳng định khi được Hữu nhờ giúp đỡ, vì động cơ vụ lợi, bị cáo Thanh đã giúp đỡ “trùm” buôn lậu, tạo điều kiện cho Hữu buôn lậu xăng trên biển và để vợ nhận tiền từ Hữu…

the-anh.jpeg
Bị cáo Nguyễn Thế Anh 

Màn đối chất với ‘trùm’ buôn lậu

Trước đó, trong phần xét hỏi, nhóm bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) và Nguyễn Văn An (em họ bị cáo Thế Anh) không thừa nhận hành vi nhận hối lộ. Cụ thể, bị cáo Nguyễn Thế Anh tiếp tục cho rằng bản thân không quen biết Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH thương mại Phan Lê Hoàng Anh).

Có mặt tại tòa với tư cách nhân chứng, Phan Thanh Hữu khai đã trực tiếp gặp Thế Anh 2 lần để thỏa thuận nhờ Thế Anh giúp đỡ trong việc buôn lậu xăng dầu và nhiều lần đưa tiền cho Thế Anh để được giúp đỡ, “bảo kê” vận chuyển xăng trên biển để không bị phát hiện, bắt giữ…  Trước lời khai này, cựu Đại tá vẫn cho rằng mình không gặp Hữu, không có số điện thoại và chưa từng gọi cho Hữu, chưa nhận tiền hối lộ của Hữu.

Tại phiên tòa, Phan Thanh Hữu khai vào tháng 8.2020, Hữu biết Thế Anh đã chuyển về làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, không “dính dáng” đến việc buôn lậu xăng của Hữu, nên Hữu không muốn chi tiền cho Thế Anh nữa.

Tuy nhiên, sau cuộc gọi điện của Thế Anh, Hữu buộc phải tiếp tục đưa tiền thông qua Nguyễn Văn An, mỗi tháng 10.000 USD. Hữu nhận thức số tiền đưa cho Thế Anh là tiền hối lộ.

Tổng cộng số tiền bị cáo An đã nhận của Hữu để đưa hối lộ cho Thế Anh là 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng. Sau khi nhận tiền từ Hữu, bị cáo An thường thông báo và đưa lại tiền cho ông Thế Anh.

Bài liên quan
Vụ buôn lậu xăng giả: Lộ chiêu thức nhận tiền của hàng loạt cựu tướng tá quân đội
Có người cho ‘trùm’ buôn lậu số điện thoại của vợ để tiện liên hệ, có người nhờ em họ nhận tiền…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Bảo kê’ cho trùm buôn lậu xăng, cựu tướng quân đội bị đề nghị 15-17 năm tù