Trên Washington Times, tác giả Peter Morici - một nhà phân tích kinh tế đã có bài viết nói về tình hình xã hội Nga dưới thời Tổng thống Putin và phương Tây trong cuộc chiến tại Ukraine

Báo Mỹ: Biết làm sao khi dân Nga ủng hộ cuộc chiến tại Ukraine của Tổng thống Putin?

Anh Tú | 07/07/2022, 07:09

Trên Washington Times, tác giả Peter Morici - một nhà phân tích kinh tế đã có bài viết nói về tình hình xã hội Nga dưới thời Tổng thống Putin và phương Tây trong cuộc chiến tại Ukraine

Việc hoàn thành các mục tiêu hợp pháp của Mỹ với cuộc chiến tại Ukraine sẽ đòi hỏi phải có sự điều chỉnh triệt để trong chính sách của Mỹ và châu Âu.

Chúng ta nên trông mong quân đội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đẩy lùi Nga về đường biên giới trước thời điểm ngày 24.2. Điều đó vốn đã đầy khó khăn ngay cả khi quân đội của Zelensky được trang bị đầy đủ nhưng việc chiếm lại Crimea như ông ta mong muốn, không thể vắng mặt quân đội NATO trực tiếp tham chiến.

Mỹ nên tìm kiếm một kết quả làm vô hiệu hóa khả năng của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc theo đuổi kiểm soát lãnh thổ nhiều hơn và gửi một thông điệp - thậm chí đơn giản thông qua bản dịch tiếng Quan Thoại - rằng một cuộc tấn công của Trung Quốc đối với Đài Loan hoặc chủ nghĩa phiêu lưu khác ở Thái Bình Dương sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Quân đội Ukraine chỉ đơn giản là ít quân hơn - người Nga có pháo tầm xa hơn. Về lâu dài, Moscow có thể thực hiện những gì cần thiết để tiếp ứng cho quân đội - nếu cần, ông Putin có thể chuyển sang huy động tài lực quốc gia và thay thế những binh lính đã mất.

Mỹ đã từ chối trang bị cho các binh sĩ Ukraine tên lửa, pháo và thông tin tình báo có thể tiếp cận các vị trí pháo binh của Nga và tấn công đầu não quân sự của Moscow và chuỗi cung ứng bên trong nước Nga.

Ông Biden đã bị đe dọa bởi những lời cảnh báo hạt nhân của ông Putin, mặc dù Mỹ có thể ngăn chặn sự liều lĩnh như vậy.

Thay vào đó, Mỹ chọn cuộc chiến với đôi găng trắng bằng cách dựa vào các lệnh trừng phạt kinh tế và để binh lính Ukraine phơi thân chịu những tổn thất không thể chịu đựng trước các vụ tấn công

Tệ hơn nữa, NATO đang thua cuộc chơi kéo dài do tác động từ dư luận châu Âu và cuộc chiến trừng phạt.

Việc đóng băng tài sản ở nước ngoài của Nga, từ chối quyền tiếp cận hệ thống thanh toán bằng đồng đô la toàn cầu và cắt giảm doanh thu của công nghệ phương Tây và hầu hết đầu tư thuộc tư nhân - sẽ làm giảm GDP của Nga 10% trong năm nay và kìm hãm tăng trưởng dài hạn. Nhưng đối với một dân tộc đã đầu tư vào việc tái tạo vị thế như thời Peter Đại đế, đó là sự hy sinh mà họ có thể chịu đựng được.

Sự ủng hộ của người dân Nga đối với cuộc chiến đang tiếp tục được duy trì và cuộc chiến nhận được sự chúc phúc của Nhà thờ Chính thống Nga.

Các biện pháp trừng phạt của châu Âu và Mỹ đối với dầu của Nga chỉ làm hạn chế một phần xuất khẩu, khi chúng được chuyển hướng sang Trung Quốc, Ấn Độ và các nơi khác ở châu Á. Quá trình đó làm tăng giá đủ để doanh thu từ dầu của Moscow đang bùng nổ và đủ để nuôi cuộc chiến kéo dài vô thời hạn.

Các chính sách năng lượng của Mỹ và Châu Âu đang trở nên khó khăn. Người Hà Lan đang đóng cửa mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất ở EU và cuộc chiến của Biden đối với dầu khí của Mỹ sẽ hạn chế đáng kể xuất khẩu LNG của nước này sang châu Âu.

Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt đáp trả của Nga - từ từ xoay chuyển tình thế bằng cách cắt đứt hoặc giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên của hầu hết các nước tiêu thụ EU - hứa hẹn một mùa đông lạnh giá, các nhà máy đóng cửa và thất nghiệp.

Việc Nga phong tỏa các cảng ở Biển Đen đang hạn chế xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine và làm gia tăng lạm phát ở châu Âu và Mỹ. Nó đang tạo ra những hậu quả bi thảm, gây bất ổn cho các nước đang phát triển không thể đủ tài chính để cạnh tranh khi thị trường toàn cầu khan hiếm nguồn cung cấp thực phẩm.

Trái ngược với sự đoàn kết của người dân Nga, sự ủng hộ của người dân châu Âu đối với việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine không phù hợp với tâm lý hướng tới một nền hòa bình thương lượng - một mỹ từ mang tính xoa dịu.

Thực ra thì tâm lý ở châu Âu đang chia rẽ. Tại Baltics và Ba Lan, khuất phục ý chí của ông Putin vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng khoảng một nửa công chúng Đức và Ý ủng hộ hòa bình ngay lập tức.

Điểm mấu chốt là các nhà lãnh đạo chính trị ở châu Âu đang thua trong cuộc chiến trên sân nhà.

Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của nước Mỹ, sẽ rất thú vị khi xem cuộc họp tranh cãi đầy kịch tính ở Hạ viện Mỹ sẽ hỗ trợ cho sự ủng hộ nửa vời, tốn kém của ông Biden đối với Ukraine đến mức nào. Và có bao nhiêu sự phản đối nổi lên trong số những người theo đảng Cộng hòa khao khát trở lại Nhà Trắng.

Để duy trì sự ủng hộ của mọi người, mục tiêu cuộc chiến phải rõ ràng và các chiến lược phải có ý nghĩa, nhưng ông Biden cũng không đưa ra điều gì. Việc chỉ nói rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận điều khoản hòa bình nào mà người Ukraine không thể chấp nhận quả là điều nực cười khi ông Zelensky nói rằng ông ấy muốn chiếm lại Crimea.

Người châu Âu và người Mỹ cần phải thiết kế lại chiến lược sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong nước của họ cho phù hợp với thời chiến - đồng thời tiếp tục xây dựng năng lực năng lượng gió và năng lượng mặt trời một cách nhanh chóng.

NATO không thể tấn công Nga và lật đổ chính quyền ông Putin, nhưng có thể bẻ khóa lệnh cấm vận hàng hóa nông nghiệp, tăng cường sản xuất khí đốt tự nhiên trong nước và trang bị cho quân đội Ukraine vật chất và thông tin tình báo để phá hủy chuỗi cung ứng của Nga và nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và đầu não quân sự bên trong nước Nga.

NATO có thể giảm bớt áp lực lên các nền kinh tế của mình bằng cách tổ chức các đoàn hải quân vận chuyển ngũ cốc của Ukraine và đảm bảo an ninh cho các cảng ở Biển Đen của Ukraine. Họ có thể bố trí thêm quân đáng kể ở Ba Lan, Baltics và các nơi khác dọc theo sườn phía đông để phân tán các nguồn lực của các nhà hoạch định quân sự Nga. Và xác định các khí tài hải quân để đối phó nếu Nga tấn công tàu, binh sĩ hoặc tàu thương mại của NATO hoặc thậm chí khi mối đe dọa vũ khí hạt nhân manh nha.

*Nhưng điều này có thể dẫn đến thế chiến thứ 3 và chắc chắn điều này khiến người dân Mỹ và Tây Âu không hề muốn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Biết làm sao khi dân Nga ủng hộ cuộc chiến tại Ukraine của Tổng thống Putin?