Trang Motherboard.vice.com của Mỹ ngày 30.7 (giờ địa phương) đã đăng bài viết “Tương lai của tin tặc Trung Quốc thế nào?”. Bài viết khẳng định bọn tin tặc này được chính quyền Bắc Kinh ủng hộ hết mình.

Báo Mỹ: Chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn cho tin tặc Trung Quốc

Trần Trí | 01/08/2016, 06:41

Trang Motherboard.vice.com của Mỹ ngày 30.7 (giờ địa phương) đã đăng bài viết “Tương lai của tin tặc Trung Quốc thế nào?”. Bài viết khẳng định bọn tin tặc này được chính quyền Bắc Kinh ủng hộ hết mình.

Sau nhiều năm theo dõi tình trạng đánhcắp quyền sở hữu trí tuệ, chiến lược doanh nghiệp và bí mật thương mại, hồi tháng 6, Công ty an ninh mạng FireEye của Mỹđãcông bố báo cáo khẳng địnhhoạt động tin tặc Trung Quốc chống lại các cơ quan vàtổ chức ở Mỹ và 25 nước khác đã giảm mạnh.

Số vụ xâm nhập của 72 nhóm tin tặc nghi ở Trung Quốc đã giảm từ 60 vụ hồi tháng 2.2013 xuống còn chưa tới 10 vụ hồi tháng 5.2016.FireEye không loại trừ nguyên nhânsố vụ xâm nhập giảm làdokhả năng phòng chống xâm nhập đã được cải thiện.

Dù vậy, ôngJohn Carlin, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ về an ninh quốc gia, ghinhận phát hiện của FireEye về cácvụ tấn công tin tặc đãgiảm về khối lượng nhưng lại tập trung hơn và có tính toán.

Các sự kiện như việcMỹ dọa trừng phạt Bắc Kinh, thỏa thuận ngoại giao có chữ ký của Tổng thống Obama vàChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhvà công táccải tổ nội bộ quân đội Trung Quốc đã khiến Trung Quốc tạm giảm bớthoạt động tình báo mạng.Tuy nhiênkhông hề có chuyện Trung Quốc đóng tường lửa và ngừng hoạt động tình báo mạng.

Tổngthống ObamađónChủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ vào tháng 9.2015 - Ảnh: Getty Images

Tin tặc cóchính quyềnBắc Kinh hậu thuẫn

Đối với Bắc Kinh, không gian mạng là cần thiết để tăng trưởng kinh tế, củng cố và bảo vệ đảng vàchính quyền đồng thờiduy trì an ninh quốc gia.Kết quả là Trung Quốc sẵn sàngủng hộ bọn tin tặc vì muốn chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất - lao động cật lực sang sáng tạo công nghệ, đánh bại các tư tưởng ngoại lai và làm suy yếu các phần tử chống chế độ, cùng đối phó vớiưu thế công nghệ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương.

Những động lực nền tảng này đã định hướng bọn tin tặc (hưởng tài trợ của nhà nước Trung Quốc) nhắm vào cácmục tiêu có giá trị cao.Các công ty bị tin tặc tấn côngđều là những thương hiệu toàn cầu với các nạn nhân ở Đức, Úc, Nhật, Ấn Độ, Anh…

Nhà cầm quyềnTrung Quốc không muốn lệ thuộc nguồn cung công nghệ của nước ngoài và đang sốt ruột với kết quả từ chi phí đầu tư “khủng” vào giáo dục và nghiên cứu khoa học.Do đó,tin tặc Trung Quốc đánhcắp quyền sở hữu trí tuệ của nhiềucông ty công nghệ cao, bí mật thương mại của các công ty dược, tài chính, năng lượng, pháp lý và các lĩnh vực khác.

Tại cuộc gặp vớicác nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc hồi tháng 5.2016, Chủ tịchTập Cận Bình đãnói: “Tình hình nước ta bị các nước khác kiểm soát về các công nghệ cốt lõi ở những lĩnh vực chính vẫn chưa thay đổi đáng kể. Cơ sở khoa học vàcông nghệ của nước ta còn quá yếu kém”.

Bắc Kinh lo sợ những tư tưởng phương Tây được lan tỏa sẽ đe dọa chế độ cùng nguy cơ cácphần tử chống đối chính quyền tổ chức vàkích động nổi loạn.Đó là lý do Bắc Kinh “chống lưng” cácvụ tấn công mạng vào các nhà hoạt động đòi độc lập ở Tây Tạng, ngườiDuy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức nghiên cứu, ngành ngoại giao, quân sự và các tổ chức chính trị của các cường quốc.

Khi báo New York Times và hãng tin Bloomberg đưa tin về số tài sản khổng lồ củagia đình các nhàlãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, bọntin tặc Trung Quốc liền tấn công hãng tin và báo này cùngcác đơn vị truyền thông khác.

Bắc Kinh sử dụng tin tặc đểhỗ trợ chiến tranh trên Biển Đông

Tin tặc Trung Quốc còn tiến hành hoạt động tình báo và phản gián. Vụ đánh cắp 22 triệu thông tin cá nhân từ máy chủ của Cục Quản lý công chức Mỹ (gồm các thông tin có thể dùng để tống tiền) cũng cho phép các cơ quan phản gián Trung Quốc xác định nhân viên tình báo chìm ở các sứ quán Mỹ tại các nước trênthế giới.

Các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc đang chuẩn bị cho quân đội có khả năng chiến đấu ở "các cuộc chiến khu vực được cập nhật thông tin”, tức là các cuộc chiến khu vực ngắn ngày nhưng sử dụng công nghệ tối đa.

Địch thủtiềm năng của Trung Quốc trong các cuộc chiến tương lai thường được quy chiếu là “đối thủ chiếm ưu thế về công nghệ”, tức là Mỹ và các đồng minh của Mỹ.Kết quả là các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốcmuốn nắm thông tin và phá hủy các vũ khí Mỹ.

Hai đơn vị tin tặc 61938 và 61486 của quân đội Trung Quốc đã đánhcắp thông tin của khoảng 20 chương trình vũ khí của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong đó cóhệ thống tên lửa Patriot, tàu chiến đấu gần bờcủa hải quân Mỹ và các kiểu máy baychiến đấu tàng hình F-35 và F-32.

Một đơn vị chiến tranh mạng của quân đội Trung Quốc - Ảnh:Asianews.it

Chiến tranh mạng vẫn giữ vai trò trung tâm trong mọiquan tâm chính trị - kinh tế của Bắc Kinh, vậy nên các vụtấn công tin tặc đang và sẽ tiếp tục là một công cụ đầy hiệu lực.

Nếu xảy ra xung đột quân sự ở Đài Loan hoặc trên Biển Đông, quân đội Trung Quốc sẽ muốn phá hoại các hệ thống liên lạc, vận chuyển, tình báo và do thám, do đóbọn tin tặc đã “khoanh vùng” hệ thống máy tínhcủa các lĩnh vực trên.

Bên cạnh đó, giớilãnh đạo Trung Quốc còn muốn gửimột thông điệp đến các nhà hoạch định chính sách Mỹ: Chiến tranh có thể không giới hạn ở một khu vực và quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào các mạng lưới của ngân hàng, năng lượng cùng các cơ sở hạ tầng nhạy cảm khác.Trung Quốc cũng có thể cố ý để lại chứng cứ xâm nhập để “nhắc nhở” rằng họcó thể dễ dàng tấn công ngay trong lãnh thổ Mỹ.

Bắc Kinh lâu nay có quan ngại chiến lượcvề sáng tạo công nghệ, ổn định trong nước và an ninh quốc gia, bọn tin tặc Trung Quốc có thể thay đổi chiến thuật, phương thức tổ chức, tuy nhiênchúng sẽ vẫn tập trung vào các mục tiêu nhạy cảm.

Trung Quốclập lực lượng hỗ trợ chiến thuật (nhằm tập trung các đơn vị chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng và chiến tranh không gian) sẽ dẫn đến kết quả là các nhómtin tặc sẽ đượcđiều phối mạnh.

Tình hình căng thẳng từ hành động củaTrung Quốc đòi độc chiếm Biển Đông có nghĩa các mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc Trung Quốc sẽ là quân đội Mỹ cùng các đồng minh khu vực của Mỹ.

Tin tặc Trung Quốc sẽ vẫn là công cụ hiệu quả?

Tácgiảbài viết “Tương lai của tin tặc Trung Quốc thế nào?” làAdam Segal, chủ nhiệm tổ chức Công nghệ đang nổi và an ninh quốc gia, giám đốc chương trình Kỹ thuật số và không gian mạng của Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ).

Bài viết ghi nhận vì các công ty công nghệ Trung Quốc như Xiaomi, Huawei và Alibaba cạnh tranh trong thị trường toàn cầu, hoạt động tình báo mạng kinh tế sẽ thu hẹp vàchú ý nhiềuhơn vào các công nghệ đặc biệt.

Cácvụ tấn công vào các phần tử chống đối trong nước và các mối đe dọa tư tưởng của nước ngoài sẽ trở nên hiện đại hơn và tăng tốc mạnh vì đảngCộng sản Trung Quốcxem ra càng lo lắng về tình hìnhổn định trong nước, sự tồn tại của chế độ cùng tình hìnhtràn lan thông tin trên toàn Trung Quốc.

Nhà cầm quyềnTrung Quốc cũng sẽ theo dõichính phủ Obama phản ứng thế nàovới vụ giả định tin tặc Nga tấn công mạng lưới máy tínhcủa Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ Mỹ. Tuy nhiên, quan hệlệ thuộc lẫn nhau khá phức tạp của hai nền kinh tế Mỹ - Trung vàviệc chia sẻ lợi ích trong cácvấn đề quốc tếđang khiến Trung Quốc rất khó đẩy mạnh hoạt động tin tặc trơ tráo nhằm can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, không gian mạng sẽ vẫn là trọng tâm trong các mốiquan tâm về chính trị - kinh tế của Bắc Kinh và tấn công tin tặc đang và sẽ tiếp tục là một công cụ hiệu nghiệm của lãnh đạo Trung Quốc.

Trung Trực
Bài liên quan
Cảnh báo chiến dịch tấn công APT của nhóm tin tặc Triều Tiên
Cục An toàn thông tin cảnh báo về chiến dịch tấn công APT, ghi nhận nhóm tin tặc Triều Tiên triển khai mã độc OtterCookie trong chiến dịch tấn công “Contagious Interview”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn cho tin tặc Trung Quốc