Tại sao kế độc chiếm Biển Đông của TQ sẽ thất bại, là một bài viết của trang National Interest. Một Thế Giới xin lược dịch:   

Báo National Interest: Độc kế chiếm Biển Đông của TQ sẽ thất bại

Một Thế Giới | 09/05/2015, 19:21

Tại sao kế độc chiếm Biển Đông của TQ sẽ thất bại, là một bài viết của trang National Interest. Một Thế Giới xin lược dịch:   

Gần đây, nhiều nhà quan sát có thể sốc và ngạc nhiên về những hành vi ngang ngược của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông. 
Tuy nhiên, nếu nhìn lại mấy thập kỷ trước, sẽ thấy những hành vi này đã được lên kế hoạch sẵn.

Nếu có cường quốc bên ngoài can thiệp và các quốc gia ASEAN đoàn kết hơn trong giải quyết tranh chấp, có thể sẽ có những cái kết tốt đẹp và ổn định hơn cho khu vực.

TQ khẳng định quyền lực của mình trong khu vực đầu tiên vào tháng 1.1974 khi nước này cưỡng chiếm và đẩy chính quyền Sài Gòn ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. 
Tháng 3.1988, hải quân TQ đụng độ với tàu thuyền của Việt Nam, kết quả là TQ chiếm đóng trái phép 7 trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đến năm 1995, TQ chiếm bãi đá Vành Khăn vốn Philippines từng tuyên bố chủ quyền và bắt đầu xây dựng, củng cố các cơ sở trên những bãi đá lân cận. 
Tháng 4.2012, các cuộc đụng độ của TQ với Philippines tiếp tục diễn ra ở bãi cạn Scarborough, cuối cùng bãi cạn này cũng bị TQ chiếm đóng. TQ sau đó chuyển sự quan tâm sang Bãi Cỏ Mây. 
Tháng 3.2014, tàu bảo vệ bờ biển của TQ ngăn tàu chở hàng của Philippines tiếp tế cho thủy quân lục chiến đồn trú trên một con tàu hỏng ở đó.

Tháng 4.2014, TQ di chuyển giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào khu vực tranh chấp với Việt Nam, khiến hai bên diễn ra xung đột, và xung đột chỉ chấm dứt khi giàn khoan được kéo đi.

Từ cuối năm 2014, TQ đã tiến hành trái phép các dự án cải tạo mở rộng ở 8 địa điểm trên khắp quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những hoạt động nạo vét ở bãi đá Chữ Thập đã làm dấy lên nhiều lo ngại. 
Các tàu hút cát của TQ đã đổ đầy cát lên bãi đá này, làm cho nó nhô cao hơn mặt nước đủ để xây dựng trái phép một sân bay với đường băng dài 3.000m, có khả năng hỗ trợ nhiều hoạt động của TQ tại quần đảo Trường Sa. Với tuyên bố bảo vệ đường bờ biển phi lý của mình, TQ đe dọa vô cớ Việt Nam và cả Philippines.
Với sự hiện diện ngày càng lớn và ngang ngược ở quần đảo Trường Sa, TQ dù gây nhiều áp lực lên các nước đang tranh chấp trong ASEAN, nhưng TQ chưa đạt được mục tiêu vì những hành động có tính hiếu chiến của Bắc Kinh đã động chạm đến các thế lực bên ngoài, lôi kéo họ vào tranh chấp, điển hình là Mỹ.
Philippines và Mỹ từ lâu đã có hợp tác quân sự. Năm 1999, một Hiệp định thăm viếng quân sự đã được ký kết, và trong tháng 4.2014, tổng tống Obama đến thăm Manila, Hiệp định Hợp tác quốc phòng nâng cao cũng hoàn thành. 
Hiệp định cho phép hải quân Mỹ tăng cường tiếp cận các cảng biển ở Philippines và cung cấp lực lượng quân đội Mỹ luân phiên thông qua các căn cứ và sân bay của họ.
Malaysia và Indonesia trước đây đều đứng ngoài tranh chấp làm quan sát viên, nhưng các hoạt động gần đây của TQ trong khu vực đã khiến họ lo ngại nhiều hơn. 
Malaysia đã không thể ngồi yên khi hải quân TQ tăng cường các cuộc tuần tra tại bãi đá ngầm James, điểm cực nam của TQ mà Malaysia tuyên bố thuộc lãnh hải của mình. Những nhà lãnh đạo Malaysia thì tiếp tục cuốn theo TQ trong khi các quan chức quốc phòng thì lo ngay ngáy. Malaysia dự định xây dựng một căn cứ hải quân ở Bintulu, Sarawak, gần bãi đá ngầm James, và bộ trưởng quốc phòng Malaysia đang kêu gọi sự hỗ trợ và huấn luyện từ Mỹ để phát triển một căn cứ hải quân theo mô hình của Mỹ.
Indonesia trước đây tự xem mình là một bên đứng ra hòa giải các tranh chấp. Tuy nhiên, gần đây, chính Indonesia cũng lo lắng về chủ quyền của quần đảo Natuna. 
Các tuyên bố của TQ gần như xung đột với học thuyết “trục hàng hải toàn cầu” của Indonesia. Bộ trưởng quốc phòng Indonesia, tướng Moeldoko thật sự lo ngại về sự ổn định ở Biển Đông và cho biết các đơn vị không quân của Indonesia sẽ được triển khai ở quần đảo Natuna.
Với một chuỗi những động thái trên, hẳn Úc cũng tự hỏi mình nên làm gì. Một số người cho rằng Úc nên tránh vướng vào những rắc rối ở Đông Á mà có thể dẫn đến xung đột giữa Mỹ và TQ. 
Thời gian để Úc suy nghĩ và xác định lợi ích chiến lược của mình đang cạn dần. Sự bất ổn ở Biển Đông có thể để lại nhiều hậu quả cho an ninh Úc.
Khi Mỹ bị kéo vào tranh chấp thì Nhật Bản cũng khó mà không quan tâm. Trên thực tế, Nhật cũng có mối quan tâm riêng của mình với những dự định của TQ ở biển Hoa Đông, đặc biệt là xung quanh quần đảo Senkaku (TQ gọi là đảo Điếu Ngư). Nhật gần đây cũng đã tìm cách tăng cường khả năng hàng hải với Việt Nam và Philippines. 
Khi các thế lực bên ngoài gia tăng sự hiện diện trong Biển Đông, nhiều khả năng ASEAN sẽ có sự phân khúc. Chẳng hạn các nước như Campuchia và Thái Lan không phải là một bên tranh chấp sẽ ưu tiên mối quan hệ với TQ. ASEAN muốn tiếp tục quan hệ giao thương như thường lệ nhưng chuyện thiếu sự gắn kết và sức mạnh có lẽ ngày càng trở nên rõ ràng.
Xu hướng thứ hai có thể diễn ra là sự phân cực trong khu vực giữa TQ với các nước đồng minh và liên minh Mỹ - Nhật với các quốc gia có nhiều bất mãn và lo ngại những tham vọng của TQ gia tăng. 
Tình trạng này có thể được ngăn chặn nếu các cường quốc bên ngoài lên tiếng về những lo ngại ở Biển Đông, gây áp lực lên TQ yêu cầu chấm dứt các hành động khiêu khích, đồng thời đàm phán với ASEAN các quy tắc ứng xử phù hợp. 
Trong quá khứ, TQ từng vì lo ngại sự tham gia của các thế lực bên ngoài mà giảm nhẹ những hành vi gây hấn của mình. 
Chẳng hạn như tháng 7.2014, TQ đã rút giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau khi Việt Nam phát động một chiến dịch quốc tế nhằm phơi bày những hành động ngang ngược của TQ. 
Khánh Nguyên (Theo National Interest)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đu trend ‘tìm kho báu’ là chia sẻ thông tin sai sự thật
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ông Lê Quang Tự Do khẳng định đây là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo National Interest: Độc kế chiếm Biển Đông của TQ sẽ thất bại