Báo cáo hàng năm về chiến lược quân sự của Bộ quốc phòng Mỹ nêu bật quan ngại tham vọng quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc (TQ), triển khai hàng loạt căn cứ quân sự có trang bị tên lửa hạt nhân và đưa các cứ điểm của Mỹ vào tầm khống chế.

Trung Quốc triển khai tên lửa hạt nhân, chặn Mỹ can thiệp vào Biển Đông

Một Thế Giới | 09/05/2015, 17:45

Báo cáo hàng năm về chiến lược quân sự của Bộ quốc phòng Mỹ nêu bật quan ngại tham vọng quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc (TQ), triển khai hàng loạt căn cứ quân sự có trang bị tên lửa hạt nhân và đưa các cứ điểm của Mỹ vào tầm khống chế.

Tranh chấp biển đảo

Báo cáo gồm một mảng “những vấn đề đặc biệt”, nêu chuyện TQ cải tạo đất trái phép trên 5 vị trí thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gồm 4 vị trí đang có những công trình xây dựng. 

 Lầu Năm Góc cảnh báo về tham vọng quân sự trên biển Đông của Trung Quốc: dù chưa rõ các dự án cải tạo đất của TQ trên Biển Đông nhằm mục đích gì, nhưng nhiều đảo có thể được dùng vào các mục đích quân sự như hệ thống giám sát, cảng, một đường băng và hỗ trợ hậu cần”. 

Báo cáo viết: chính phủ TQ đã tuyên bố các dự án này “chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện sống của những người đóng tại các đảo”.

Nhưng các nhà phân tích ngoài TQ nhận định:

“TQ dang âm mưu thay đổi nguyên trạng” chống lại Nhật Bản, bằng cách “cải thiện cơ sở phòng thủ trên Biển Đông”.

Theo một quan chức cấp cao Bộ quốc phòng Mỹ đề nghị giấu tên, TQ tiến hành nhanh việc xây dựng 5 đảo nhân tạo nhằm sử dụng vào mục đích quân sự hoặc đường băng, nay là 800 hectare và trong những năm tới có thể là mở rộng hơn nữa.

Dự án cải tạo trên Biển Đông của TQ đã khiến gây căng thẳng trong khu vực. Hồi tháng 4, Philippines kêu gọi các nước Đông Nam Á có những bước ngăn chặn việc TQ xây dựng các công trình, cảnh báo nếu không làm thế thì Bắc Kinh sẽ nắm quyền kiểm soát hết Biển Đông”.

Những thông tin trên cho thấy Mỹ quan ngại Bắc Kinh xây dựng cơ sở quân sự trên Biển Đông, để rồi thực hiện tuyên bố chủ quyền vùng biển giàu tài nguyên  dầu khí, tôm cá và là một trong những tuyến hàng hải quan trọng của thế giới.

Hiện các nghị sĩ Mỹ muốn có một cách phản ứng trước sự phô trương cơ bắp của TQ tại Biển Đông.

Từ lâu nghi ngờ những tham vọng của TQ, Mỹ nỗ lực đối thoại với Bắc Kinh vì không muốn lập ra một cuộc xung đột mới tại châu Á.

Các nhà phân tích nói thái độ hung hăng của Bắc Kinh về Biển Đông có thể buộc Mỹ phải xử lý vấn đề này một cách trực tiếp hơn.

Đã có vài tín hiệu của việc này, như vài tuần qua, lãnh đạo quân sự Mỹ có quan điểm cứng rắn hơn, mô tả tham vọng bá chủ Biển Đông của TQ, và yêu cầu TQ chấm dứt xây dựng trên các đảo.

tham vong quan su tren Bien Dong cua Trung Quoc
TQ xây công trình trên đảo nhân tạo
Khả năng tên lửa
TQ mau chóng hiện đại hoá quân sự “có tiềm năng làm giảm thiểu ưu thế công nghệ quân sự của Mỹ”,  cũng là thông tin trong báo cáo của Lầu Năm Góc

Một trong những ví dụ điển hình được dẫn trong báo cáo, là  TQ “phát triển đặc biệt nhanh” khả năng tên lửa.

Theo báo cáo này, TQ đã triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung bình Đông Phong DF-21, có thể gắn đầu đạn hạt nhân và có khả năng tấn công tàu sân bay Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương, tức Biển Đông. 

Báo cáo công bố hôm 8.5, nêu TQ “đang đầu tư vào khả năng đánh bại đối phương và chống lại cuộc can thiệp của bên thứ ba-gồm Mỹ-trong một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột”.

Các khả năng này gồm vũ khí chống vệ tinh, các chiến dịch tấn công mạng, chiến tranh điện tử nhằm không cho địch có ưu thế trong chiến tranh hiện đại.

Báo cáo nêu: dù TQ tìm cách “tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ, nhằm tập trung vào sự phát triển nội địa và cuộc trỗi dậy êm ả của TQ”, nhưng trong năm 2014, lãnh đạo TQ chứng tỏ “một sự sẵn sàng chấp nhận một mức độ cao hơn về căng thẳng khu vực”, gồm tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Các nhân định trên có thể được Lầu Năm Góc và các đồng minh sử dụng để đề xuất ngân sách quân sự lên quốc hội Mỹ, theo Bloomberg.

Báo cáo tổng hợp những ý kiến của các quan chức Bộ quốc phòng Mỹ, nói về nguy cơ ưu thế công nghệ quân sự Mỹ bị giảm do bị cắt giảm kinh phí, trong lúc TQ tiếp tục cải thiện các khả năng của họ.

Theo công bố ngân sách quân sự chính thức của TQ, thì mức chi này tăng trung bình 9,5 %/năm (đã có sửa đổi vì lạm phát) từ năm 2005 đến năm 2014, trong khi vài nhà phân tích nói khoản chi thực tế của TQ có lẽ còn phải cao hơn nữa.  

Báo cáo nêu: việc hiện đại hoá quân sự của TQ “gồm phát triển khả năng tấn công tầm xa vào các thế lực thù địch có thể triển khai hoặc hoạt động ở không-hải phận, không gian, từ trường và lĩnh vực thông tin”.

Báo cáo viết: “10 năm gần đây, hàng chục tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể nhắm đến các mục tiêu ở Đài Loan, nhưng TQ chỉ có khả năng cơ bản để tấn công nhiều vị trí khác trong hoặc vượt hệ thống đảo đầu tiên, như các căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa hoặc Guam”. 

Tàu ngầm tấn công

TQ cũng đang triển khai một loạt tên lửa đạn đạo quy ước, cùng các tên lửa hành trình phóng từ trên không hoặc trên biển, các chiến dịch đặc biệt và khả năng chiến tranh mạng để đặt vào vòng nguy hiểm đối với nhiều mục tiêu trong toàn khu vực”.

Các căn cứ Mỹ ở Nhật đều nằm trong tầm bắn của nhiều tên lửa đạn đạo tầm trung bình của TQ, cùng của các tên lửa hành trình phóng từ trên bộ.

Đảo Guam là căn cứ của bộ binh, không quân và  hải quân Mỹ có thể nằm trong tầm bắn của tên lửa hành trình phóng từ trên không, theo báo cáo.

Lầu Năm Góc nói trong 10 năm tới, TQ còn có thể đóng xong tàu ngầm tấn công mới Type 095, chạy bằng hạt nhân và trang bị tên lửa hành trình, nhằm cải thiện khả năng tấn công tàu nổi, nhưng “cũng có thể cho nó nó một khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ”.

Về sức mạnh không lực, TQ là quốc gia thứ hai (sau Mỹ) có hai chương trình chiến đấu cơ tàng hình cùng lúc:

J-20 đã có 2 mẫu bay thử hồi năm ngoái, và J-31 được giới thiệu tại Triển lãm hàng không-không gian quốc tế lần thứ 10, tổ chức tại TQ.

Lầu Năm Góc nói “chưa rõ J-31 được đóng cho quân đội  hay là để cạnh tranh xuất khẩu nhằm cạnh tranh với chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ trên thị trường vũ khí”.

Trần Trí (theo Bloomberg, Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nông dân An Giang, Đồng Tháp thắng lớn vụ lúa hè - thu
Nông dân An Giang, Đồng Tháp thường sản xuất ba vụ lúa trong năm. Mỗi nơi tùy vào thời điểm nước lũ rút, khả năng điều tiết nước, mật độ sâu rầy, ngành bảo vệ thực vật sẽ cho lịch gieo sạ sớm hoặc trễ hơn. Năm nay, các vùng này xuống giống khoảng 1,4 triệu hecta vụ hè - thu, phần lớn từ tháng 3 nên cho thu hoạch sớm hơn năm trước (chính vụ vào tháng 6-7).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc triển khai tên lửa hạt nhân, chặn Mỹ can thiệp vào Biển Đông